Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Xây dựng giải pháp nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

TP.HCM xây dng 7 gii pháp phấn đấu đến hết năm 2030 có 35% công chức ngành GD-ĐT đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành; 70% viên chức và 60% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành.

Tiết học ngoại ngữ tăng cường với giáo viên người bản ngữ tại Trường THCS Phan Bội Châu (Q.Tân Phú, TP.HCM) 

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ cho công chức, viên chức ngành GD-ĐT TP.HCM giai đoạn 2022-2030 được Sở GD-ĐT TP.HCM xây dựng hướng tới mục đích nâng cao năng lực ngoại ngữ cho công chức, viên chức ngành GD-ĐT trên địa bàn TP.HCM, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực ngoại ngữ; có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và môi trường quốc tế.

Trong đó, ngành GD-ĐT TP.HCM đặt ra mục tiêu tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho công chức, viên chức ngành GD-ĐT đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng; có số lượng, cơ cấu hợp lý và có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và làm việc trong môi trường quốc tế.

Cụ thể, đến năm 2025 hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để công chức, viên chức ngành GD-ĐT tích cực học tập ngoại ngữ, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ công chức, viên chức ngành GD-ĐT. Phấn đấu đến hết năm 2025: 25% công chức ngành GD-ĐT (tập trung vào công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định; 60% viên chức và 50% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.

Đến năm 2030 tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cả về số lượng và chất lượng cho đội ngũ công chức, viên chức ngành GD-ĐT, đảm bảo đến hết năm 2030: 35% công chức ngành GD-ĐT (tập trung vào công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành; 70% viên chức và 60% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành.

Giờ học ngoại ngữ của cô trò học sinh THCS tại TP.HCM

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho công chức, viên chức ngành GD-ĐT bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước và nhu cầu thực tế của cơ quan, đơn vị.

Thực hiện có chất lượng, hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho công chức, viên chức; bảo đảm huy động, phát huy tối đa các nguồn lực, năng lực hiện có của đội ngũ và hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng và bản thân công chức, viên chức ngành GD-ĐT trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, gắn việc học ngoại ngữ đi đôi với thực hành, sử dụng ngoại ngữ thường xuyên, hiệu quả trong công tác.

7 gii pháp nâng cao trình đ ngoi ng cho đi ngũ

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ngành GD-ĐT TP đặt ra 7 giải pháp để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực ngoại ngữ; có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và môi trường quốc tế. Cụ thể:

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của bản thân đội ngũ công chức, viên chức ngành GD-ĐT về vai trò và sự cần thiết phải học tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho công chức, viên chức ngành GD-ĐT tích cực học tập ngoại ngữ, nâng cao năng lực thực thi công vụ và làm việc được trong môi trường quốc tế; huy động các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho công chức, viên chức.

Rà soát thực trạng năng lực, trình độ và tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của đội ngũ công chức, viên chức của từng cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu và yêu cầu theo từng nhóm đối tượng, từng lĩnh vực công tác, từng vị trí việc làm.

Phối hợp với các sở, ngành, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ phù hợp; đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho công chức, viên chức.

Phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực trong đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho công chức, viên chức ngành GD-ĐT tiếp cận chuẩn quốc tế.

Tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ cho công chức, viên chức ngành GD-ĐT đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tăng cường hợp tác quốc tế và xây dựng môi trường học tập ngoại ngữ cho công chức, viên chức ngành GD-ĐT.

Trong đó, theo ông Hiếu, từ giai đoạn 2026-2030, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ đẩy mạnh thực hiện các hoạt động để hoàn thành các mục tiêu. Đưa việc học tập ngoại ngữ thành hoạt động thường xuyên, thiết thực và triển khai đồng bộ, rộng khắp trên địa bàn thành phố để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế của đội ngũ công chức, viên chức trong ngành.

Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)