Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần đi vào chiều sâu, thực chất

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà qun lý cho rng xây dng Không gian văn hóa H Chí Minh ti TP.HCM cn đi vào chiu sâu, thc cht hơn na đ TP mang tên Bác xây dng đưc mt môi trưng sng lành mnh, văn minh, nghĩa tình, năng đng, sáng to. Đó là lúc tư tưng, đo đc phong cách ca Ngưi đưc lan ta.


Tuyên truyn đc và hc tp sut đi theo gương Bác H

Công trình, thiết chế văn hóa gn vi Bác còn ít

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XI, TP.HCM đã và đang tiến hành xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh với những đặc trưng văn hóa tiêu biểu của TP, con người TP. TP đã từng bước hình thành Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên cả ba phương diện văn hóa vật thể, phi vật thể và trên không gian mạng.

Nổi bật phải kể đến quận 7 đã tôn tạo Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phường Bình Thuận với nhiều hạng mục, bổ sung nhiều hiện vật liên quan đến Bác. Đây là nơi để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đến tham quan, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa cho học sinh. Tương tự quận 6, ngay trong cao điểm phòng chống dịch Covid-19, quận đã xây dựng mô hình “Đưa thư viện điện tử vào trong cuộc sống, phục vụ bạn đọc tại khu cách ly, khu phong tỏa” và 14 phường. Mô hình đã giới thiệu các video clip, sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, về xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà – Phó Tổng Biên tập Tạp chí t cho biết: “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh có tác dụng như hệ sinh thái văn hóa với 4 yếu tố cấu thành, đó là: Môi trường phổ biến, truyền bá, tiếp thu, hình thành giá trị văn hóa cá nhân; môi trường thực hành các giá trị văn hóa; môi trường đánh giá, ghi nhận sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức về việc phổ biến và phát huy các giá trị văn hóa, phê phán, chế tài các hoạt động trái văn hóa Việt Nam và vi phạm pháp luật”.

Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng cho rằng xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Bà Phạm Phương Thảo – nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM cho biết: “Công trình, thiết chế văn hóa gắn với Bác còn ít, tác phẩm văn học nghệ thuật chưa tương xứng với cuộc đời và tầm vóc của Bác”. Còn theo nhóm nghiên cứu của ông Nguyễn Văn Quang – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư, vấn đề tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển văn hóa, xây dựng không gian văn hóa trên địa bàn TP còn thấp, chưa mang tính thường xuyên và liên tục. Còn xuất hiện một số tư duy phát triển văn hóa, không gian văn hóa con người TP chưa theo kịp với tư duy về phát triển kinh tế. Sự lộn xộn một số hoạt động văn hóa, biểu diễn có biểu hiện sự thương mại hóa trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Mặt khác, vai trò quản lý Nhà nước; quy hoạch phát triển đô thị thiếu đồng bộ, phát triển kinh tế – xã hội chưa gắn bó chặt chẽ với văn hóa.

ng dng công ngh vào xây dng không gian văn hóa

Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa lớn lao, góp phần xây dựng, bồi đắp, phát huy những phẩm chất tốt đẹp, đặc trưng con người TP. Vấn đề đặt ra là phải tạo được sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị, toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức và trong mỗi người dân để tất cả cùng nhau kiến tạo thành công không gian văn hóa. Đây là nhiệm vụ chung, thường xuyên, liên tục, mang tính lâu dài.

Nhóm nghiên cứu của ông Nguyễn Quốc Dũng – Giám đốc Học viện Chính trị khu vực 2 chỉ ra rằng TP cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh để mọi người dân hiểu sâu thêm ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ trương này. Quan tâm, khuyến khích biểu dương, quảng bá Không gian văn hóa Hồ Chí Minh thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí, kể cả có những phòng truyền thống, góc truyền thống ở các cơ quan, đơn vị, trường học… để lan tỏa các giá trị.

TP cũng cần tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đi vào chiều sâu, thực chất hơn nữa. Quan tâm công tác quy hoạch quỹ đất, kinh phí để xây dựng, phát huy không gian văn hóa như quảng trường, tượng đài, công viên văn hóa, kiến trúc văn hóa liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh theo hệ thống liên hoàn để người dân có thể đến vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ.

“Để có một Không gian văn hóa Hồ Chí Minh cần phải có sự chung tay của chính quyền và người dân; trong đó, chính quyền có trách nhiệm tạo thêm không gian này, còn người dân thể hiện tình cảm thông qua các hoạt động văn hóa để tạo nên cái hồn cho không gian văn hóa”.

Một giải pháp nữa mà nhóm nghiên cứu của ông Dũng chỉ ra, đó là việc xây dựng không gian văn hóa phi vật thể Hồ Chí Minh nói chung và trên không gian mạng nói riêng là rất quan trọng. Các cơ quan hữu quan của TP.HCM cần thực hiện xây dựng các chương trình nghệ thuật, những thước phim tư liệu, các cuộc thi vẽ tranh, kể chuyện về Bác. Mỗi địa phương, đơn vị ban ngành có trách nhiệm xây dựng nhiều hình thức tuyên truyền hấp dẫn, tránh hiện tượng sao chép, dẫn đến ở đâu cũng thấy giống nhau.

“Hiện nay TP.HCM có hơn 60 trường đại học, học viện, với sự tập trung đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao, tràn đầy sức trẻ, vì vậy, xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong môi trường này chắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi. Đặc biệt là tinh thần khởi nghiệp thông qua hình ảnh Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng; là tinh thần tự học vươn lên… để làm sao những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, ý chí trong mỗi sinh viên, giảng viên”.

Chỉ ra những điều kiện để xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh thực chất, hiệu quả, TS. Đào Tuấn Hậu – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết, chúng ta có thuận lợi rất lớn đó là sự phát triển công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin. Người dân TP cũng thường xuyên sử dụng các thiết bị thông minh, các nền tảng mạng xã hội, internet trong học tập, vui chơi, giải trí, tiếp cận thông tin.

Đã có nhiều đơn vị, cơ sở ứng dụng các thành tựu này để xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, ví dụ như xây dựng thư viện điện tử ứng dụng công nghệ 3D để tham quan trực tuyến, đọc tài liệu trực tuyến; xây dựng website, thiết lập Fanpage, kênh YouTube…

Như vậy, thời gian tới, TP cũng cần đầu tư xứng tầm, nhằm hiện đại hóa hình thức chuyển tải, xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên không gian mạng. “Ứng dụng công nghệ hiện đại chắc chắn sẽ góp phần làm cho văn hóa Hồ Chí Minh và hình ảnh TP có được sự kết nối, chuyển tải, lan tỏa nhanh, mạnh mẽ đến người dân trong nước, ngoài nước cũng như bạn bè trên thế giới”, ông Hậu cho hay.

Minh Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)