Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Xây dựng môi trường GD theo chuẩn nghề nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

“Chun ngh nghip nhà giáo chính là phm cht và năng lc ca ngưi giáo viên. Môi trưng giáo dc phát trin thì chun ngh nghip ca ngưi giáo viên đưc nâng cao và ngưc li. Trong bi cnh hin nay, nâng chun ngh nghip là cách đ ngưi giáo viên ch đng đón chương trình giáo dc ph thông mi. Vì vy, mi giáo viên cn phi nâng chun mt cách đàng hoàng, không chy đua theo hình thc…”, là nhn mnh ca TS. Hunh Công Minh (nguyên Giám đc S GD-ĐT TP.HCM) trong Hi tho khoa hc “Xây dng môi trưng giáo dc theo chun ngh nghip, góp phn thc hin thng li Ngh quyết 29-NQ/TW”.

Đi biu tham d hi tho “Xây dng môi trưng giáo dc theo chun ngh nghip” sáng 30-3-2019 do Báo Giáo dc TP.HCM, Phòng GD-ĐT Q.Phú Nhun t chc

Hội thảo do Báo Giáo dục TP.HCM, Phòng GD-ĐT Q.Phú Nhuận phối hợp tổ chức. Qua 10 năm thực hiện, hội thảo đã tạo nên một “bàn tròn khoa học” để các nhà làm giáo dục trao đổi, chia sẻ, nhìn nhận và giải đáp những vấn đề, tồn tại và thách thức đặt ra của giáo dục trong từng giai đoạn.

Theo TS. Huỳnh Công Minh, chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo hiện nay được nâng cao chủ yếu xuất phát từ chính phương pháp giảng dạy, tương tác đa chiều. Tuy nhiên, tất cả những đổi mới trong phương pháp giảng dạy đều cần phải gắn với tâm lý của học sinh, dựa vào tâm lý của học sinh. Đồng thời, xuất phát từ mối quan hệ giữa môi trường giáo dục và chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, TS. Minh cho rằng, môi trường giáo dục học đường chính là sự cấu thành của 3 yếu tố: Nguồn nhân lực (cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh), cơ sở vật chất kỹ thuật và công tác quản lý. Trong đó nguồn nhân lực chính là thành tố quan trọng, quyết định, là chủ thể xây dựng nên môi trường giáo dục học đường.

Nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, NGƯT.TS Ninh Văn Bình (nguyên Trưởng phòng GD-ĐT Q.Phú Nhuận) lại cho rằng, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo phải đi từ… đạo đức, phẩm chất của người giáo viên. “Chủ trương để xây dựng môi trường giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay đã có và rất hay. Nhưng sao vẫn tồn tại những vi phạm về đạo đức nhà giáo. Có một số việc, nghề nghiệp khác có thể làm được nhưng với nghề giáo lại không thể. Người giáo viên đã theo nghề thì phải chấp nhận những quy củ đó, đi vào đạo đức, phẩm chất để sao cho xứng đáng được đứng trên bục giảng, sao cho xứng danh với nghề”, NGƯT.TS Ninh Văn Bình nhấn mạnh.

NGƯT.TS Ninh Văn Bình cũng cho hay, ở trong mỗi thời đại khác nhau, môi trường giáo dục cũng sẽ khác nhau, từ đó cách cư xử của người giáo viên cũng phải khác nhau. “Có thể ngày xưa thương cho roi cho vọt nhưng ngày nay thì không nên dùng đòn roi để giáo dục trẻ. Tuy nhiên, dù trong thời đại nào, trong môi trường nào thì điều quan trọng là người giáo viên phải giúp học trò tìm được niềm vui trong việc học. Đổi mới giáo dục như thế nào đi nữa, quan trọng là học sinh phải thấy vui vẻ khi đến trường và chính bản thân người giáo viên cũng phải hạnh phúc trong công việc của mình”.

Đứng ở góc độ trường học, ThS. Tống Đức Thắng (Phó Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Quốc tế, Q.Phú Nhuận) nhìn nhận, môi trường giáo dục đầu tiên chính là thể hiện được sự “chuyên nghiệp” của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. “Ở đây chính là văn hóa, ứng xử trong trường học mà bản thân mỗi giáo viên, đứng đầu là người làm quản lý giáo dục phải làm gương. Nói phải đi đôi với làm, mà đã làm là phải làm… gương thì học trò mới “phục””.

Đơn cử như việc nghiêm cấm hút thuốc lá trong môi trường giáo dục, ThS. Thắng chia sẻ mỗi giáo viên cần phải thực hiện nghiêm túc việc này thì mới thuyết phục được học trò.

Tương tự, vẫn nhìn ở góc độ trường học, theo bà Cao Thị Ngọc Lan (Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Ca 9, Q.Phú Nhuận), để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng môi trường giáo dục đòi hỏi người đứng đầu mỗi đơn vị trường học phải có tâm, có tầm để phát triển nhà trường chứ không phải bằng lòng với những gì mình đã đạt được. Trong đó, cần phải biết phát huy năng lực, tiềm năng của từng thành viên trong nhà trường để xây dựng thương hiệu riêng cho đơn vị mình. “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên không chỉ giúp mỗi giáo viên đánh giá năng lực nghề nghiệp của mình mà cũng chính là cơ sở để người làm quản lý xây dựng tập thể, xây dựng trường học trong giai đoạn mới…”.

Trong khi đó, nhắc lại lời nói của cố GS.NGND Lê Trí Viễn về môi trường giáo dục: “Ở trong nhà trường, một chậu hoa, một viên gạch cũng góp phần hình thành nên môi trường giáo dục”, ThS. Nguyễn Hoài Chương (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay ông rất tâm đắc với quan niệm này. “Đôi khi chính những việc nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nên thói quen, nhận thức của học sinh. Viên gạch hay chậu hoa là những yếu tố đầu tiên mà học sinh tiếp xúc từng ngày khi đến trường, tưởng chừng không liên quan nhưng cũng có tác động đến cách nhìn của các em…”.

Bên cạnh đó, ThS. Chương cũng cho rằng, hình ảnh từng cá nhân trong ngôi trường cũng phản ánh môi trường giáo dục. Từ ông bảo vệ, cô lao công cho đến các thầy cô giáo, cán bộ quản lý, học sinh. “Trường học thân thiện thì học sinh mới tích cực. Tất cả các thành viên trong nhà trường đều góp phần hình thành nên môi trường giáo dục. Nhất là người giáo viên phải luôn làm gương để học sinh noi theo”.

Cùng với đó, theo ThS. Nguyễn Hoài Chương, vai trò của người hiệu trưởng trong việc xây dựng môi trường giáo dục là cực kỳ quan trọng. “Hơn thua giữa các trường không phải là giáo viên trường nào giỏi, học sinh trường nào ngoan mà chính là nằm ở môi trường giáo dục. Góc nhìn của người làm quản lý để tạo ra những tác động cụ thể, tích cực”, ThS. Chương đánh giá.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)