Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn

Tạp Chí Giáo Dục

Môi trưng giáo dc đưc hiu bao gm tt c yếu t v cơ s vt cht, k thut, quan h xã hi và văn hóa ca con ngưi vi h giá tr đưc xác lp trong cng đng, có nh hưng trc tiếp hay gián tiếp đến đi sng hc tp và rèn luyn ca hc sinh. Khi đ cp đến môi trưng giáo dc, nhà giáo dc phi quan tâm đến c 3 lĩnh vc ca nó là gia đình, nhà trưng và xã hi.

Mun xây dng môi trưng giáo dc tt, nhà trưng phi hoàn thin h thng chun mc môi trưng giáo d đơn v. Trong nh: Hc sinh THPT rt hào hng trong mt hot đng ngoài gi lên lp. Ảnh: N.Anh

Nhiều nhà sư phạm tiền bối đã căn dặn rằng, giáo dục trẻ không chỉ bằng lời nói mà quan trọng hơn là phải giúp trẻ hình thành nhân cách qua nề nếp, thói quen do môi trường sư phạm và tấm gương của nhà giáo đem lại. Một số nhà giáo dục đã nêu phương châm rèn luyện cho những học sinh quá hiếu động là: “Hành vi sinh thói quen, thói quen sinh nhân cách” là vậy. Môi trường sư phạm không chỉ có tác dụng giáo dục rèn luyện một cách mãnh liệt cho cả học sinh khó dạy nhất mà còn có giá trị duy trì, củng cố những phẩm chất tốt đẹp của con người mới một cách vững chắc, lâu bền. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, tự chủ, thân thiện là nhằm tạo ra sự an tâm, tin tưởng và phát huy mọi năng lực của học sinh trong quan hệ, dân chủ, công bằng, cởi mở và thân tình. Hay nói một cách khác, một môi trường giáo dục bất công, thiếu dân chủ, không công bằng, bạo lực học đường phát triển, không an toàn là môi trường giáo dục không mong đợi, luôn bị xã hội lên án và đồng nghiệp chê cười.

Quan sát thực tế hiện nay, nếu loại bỏ những tồn tại chỉ căn cứ vào mặt tích cực của nhà trường, chúng ta có thể nêu môi trường giáo dục thành 3 loại khác nhau. Loại 3 đang hoạt động tích cực nhưng những hoạt động chưa gắn kết thành hệ thống có mục tiêu, chuẩn mực quy củ. Thành viên trong nhà trường còn suy nghĩ và hành động tùy tiện theo sở thích và thói quen riêng. Loại 2 thì các thành viên chưa thể hiện được cảm xúc, sự chủ động và sáng tạo của bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chưa thấy hết ảnh hưởng của từng hoạt động của mình đối với sự tiến bộ của từng học sinh. Loại 1 là môi trường giáo dục có tính đồng nhất cao trong từng thành viên, quán triệt tôn chỉ mục đích phấn đấu của nhà trường, xem đó là lẽ sống, là giá trị, là niềm tự hào bản thân, chủ động tích cực và tự giác thể hiện từ suy nghĩ đến hành động vì danh dự, uy tín và vì chất lượng đào tạo của nhà trường. Môi trường sư phạm tốt là nhà trường có các đặc điểm như sau:

Thứ nhất, cơ sở vật chất, kỹ thuật khang trang, tiện ích và an toàn. Tính sư phạm nổi trội của không gian sư phạm mà cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường mang lại là sự ngăn nắp, trật tự, thẩm mỹ, vệ sinh và khoa học. Thông qua đó học sinh sẽ tiếp nhận và rèn luyện được sự ngăn nắp, trật tự vệ sinh và khoa học thành những phẩm chất tốt đẹp cho bản thân và cộng đồng. Cụ thể, nhà trường phải có kho bãi sắp xếp đồ đạc và thanh lý kịp thời những vật dụng hư hỏng không dùng đến, hệ thống cây kiểng phải được chăm sóc thường xuyên, có bảng biểu chỉ dẫn rõ ràng. Thứ hai, đội ngũ sư phạm có nhận thức đầy đủ về môi trường giáo dục, thấy rõ tác dụng giáo dục của tập thể sư phạm. Từ đó mà nâng cao trách nhiệm bản thân, đóng góp tích cực vào công cuộc giáo dục chung của nhà trường, không tùy tiện đơn lẻ, thể hiện những hành vi không tốt theo thói quen hoặc lập dị, phản bác đồng nghiệp do đố kỵ làm phá vỡ hệ thống giáo dục mà nhà trường xây dựng để giáo dục các học sinh.

Thứ ba, cơ chế hoạt động là một sản phẩm vô hình của tập thể sư phạm nhà trường nhưng lại là những tác nhân vô cùng quan trọng mang tính quyết định chi phối mọi hoạt động của nhà trường để môi trường sư phạm được hình thành và phát triển tốt đẹp. Cơ chế hoạt động bao gồm tiêu chí, chuẩn mực, hệ thống giá trị của nhà trường, chế độ khen chê làm hành lang pháp lý khen thưởng hoặc chế tài, động viên thúc đẩy mọi thành viên nhà trường ra sức xây dựng, vì môi trường giáo dục chính là sức mạnh tiềm ẩn cho hoạt động giáo dục của mỗi giáo viên, chế độ sinh hoạt hội họp được xác lập để giúp đỡ, duy trì và không ngừng hoàn thiện môi trường giáo dục của nhà trường.

Để xây dựng môi trường giáo dục tốt, nhà trường phải hoàn thiện hệ thống chuẩn mực của môi trường giáo dục nhà trường, rà soát xây dựng kế hoạch củng cố và hoàn thiện môi trường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ; nhạy bén tiếp nhận và phát huy những điều kiện thuận lợi để phát triển môi trường giáo dục, mạnh dạn và kịp thời đấu tranh loại bỏ mọi biểu hiện làm trở ngại sự phát triển môi trường giáo dục.

TS. Hunh Công Minh
(nguyên Giám đc S GD-ĐT TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)