Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây dựng nền báo chí, truyền thông: Chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là ni dung trong t trình ca Chính ph v d án Lut Báo chí (sa đi) do Th trưng B Tư pháp Trn Tiến Dũng trình bày ti phiên hp th 40, y ban Thưng v Quc hi din ra tun qua. Theo đó, d án Lut Báo chí (sa đi) s đưc trình Quc hi cho ý kiến ti k hp th 9 (tháng 5-2025) và thông qua ti k hp th 10 (tháng 10-2025).

Các nhà báo đang tác nghiệp. Ảnh: V.Yên

4 chính sách phát trin và qun lý báo chí

Theo ông Dũng, Chính phủ đề xuất 4 chính sách đối với báo chí để “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” theo định hướng của Đại hội XIII, các quy định của Hiến pháp 2013.

Cụ thể, với chính sách “tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động báo chí” sẽ có sửa đổi, bổ sung các quy định về khái niệm báo, tạp chí; điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí; thu hồi giấy phép hoạt động của cơ quan báo chí; quản lý Nhà nước về báo chí tại địa phương; quy định để tạp chí khoa học theo đúng tính chất; về văn phòng đại diện, phóng viên thường trú; bổ sung quy định về việc nộp lưu chiểu bản in, đặc san.

Đối với chính sách “nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí” sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Nhà báo Việt Nam; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của cấp phó người đứng đầu cơ quan báo chí; yêu cầu về bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo trước khi cấp thẻ nhà báo lần đầu; quy định về cấp, cấp lại, thu hồi đổi thẻ nhà báo.

Với chính sách “thúc đẩy phát triển kinh tế báo chí” sẽ sửa đổi, bổ sung các quy định về phát triển mô hình Tổ hợp báo chí truyền thông; liên kết trong hoạt động báo chí; chính sách Nhà nước về báo chí; nhập khẩu báo in, tạp chí in và xuất khẩu nội dung báo nói, báo hình…

Cuối cùng là chính sách “điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng”. Theo đó sẽ có các quy định sau khi sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động trên không gian mạng của cơ quan báo chí; công cụ số để giám sát hoạt động báo chí trên không gian mạng của cơ quan quản lý Nhà nước; quy định cơ chế quản lý đối với các hoạt động có ảnh hưởng đến hoạt động báo chí.

Nói rõ hơn về mô hình Tổ hợp báo chí truyền thông, ông Dũng thông tin, đây là đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có nhiều cơ quan báo chí), được vận dụng cơ chế tài chính, lao động, tiền lương như doanh nghiệp theo quy định; cho phép có doanh nghiệp trực thuộc hoặc góp vốn tại doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường nguồn lực, bổ trợ cho hoạt động báo chí theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật liên quan.

Trình bày báo cáo thẩm tra đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi) tại phiên họp, ông Hoàng Thanh Tùng – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – cho biết, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra và các cơ quan của Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung của 4 chính sách được nêu trên của Chính phủ.

Đồng thời cũng có một số đề nghị. Cụ thể, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu, làm rõ một số nội dung về mối quan hệ giữa quy định về “tạp chí khoa học” với quy định về “tạp chí in”, “tạp chí điện tử”; làm rõ hình thức xử lý vi phạm với hội viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp của Hội Nhà báo Việt Nam và nghĩa vụ tham gia Hội Nhà báo Việt Nam đối với người làm báo.

Đặc biệt, đối với mô hình Tổ hợp báo chí truyền thông, cơ quan thẩm tra nhận thấy đây là chính sách mới do hiện nay chỉ khuyến khích thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm thực hiện hoạt động ứng dụng, triển khai, thương mại hóa kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Vì vậy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu và đánh giá kỹ, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và ý kiến của đối tượng chịu tác động (các cơ quan báo chí) để tiếp tục làm rõ chính sách này, lựa chọn mô hình phát triển phù hợp, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật có liên quan về đơn vị sự nghiệp công lập và pháp luật về doanh nghiệp…

Ghi nhn nhng đóng góp ca lc lưng báo chí

Theo UBND TP.HCM, vai trò của báo chí trong thực hiện nhiệm vụ chính trị là vô cùng quan trọng, không thể phủ nhận trong xu thế phát triển hiện nay. Báo chí tại TP.HCM thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, hình thức và nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của người dân.

TP.HCM cũng là địa phương có nhiều cơ quan báo chí đã tạo dựng được hình ảnh riêng, có uy tín, được bạn đọc trong nước và quốc tế đón nhận với nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc, có ảnh hưởng sâu rộng và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Từ thực tế này, tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã biểu quyết thông qua nghị quyết quy định về nội dung chi và mức chi Giải Báo chí TP.HCM; hỗ trợ tác phẩm báo chí hay, xuất sắc viết về TP.HCM.

Với nghị quyết này, riêng với Giải Báo chí TP.HCM, mỗi năm TP sẽ chi hỗ trợ hơn 1,9 tỷ đồng cho các tác phẩm đoạt giải ở nhóm xây dựng Đảng; công trình tập thể; phóng sự điều tra, ký báo chí, phim tài liệu; chính luận; phỏng vấn, tường thuật, ghi nhanh; tin, hình ảnh báo chí. Cụ thể, TP sẽ chi hỗ trợ tối đa 72 sản phẩm đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích. Mức hỗ trợ cao nhất là 80 triệu đồng/giải, thấp nhất là 10 triệu đồng/giải.

Bên cạnh đó, định kỳ hằng quý, TP.HCM hỗ trợ tổng cộng 420 triệu đồng đối với 70 tác phẩm báo chí hay, xuất sắc viết về TP.HCM (tương đương 1,68 tỷ đồng/năm). Mức hỗ trợ cao nhất là 8 triệu đồng/tác phẩm, thấp nhất là 3 triệu đồng/tác phẩm.

Như vậy, tính cả số tiền chi cho Giải Báo chí TP.HCM và chi hỗ trợ tác phẩm báo chí hay, xuất sắc, mỗi năm TP.HCM sẽ chi 3,58 tỷ đồng cho hoạt động hỗ trợ, khen thưởng báo chí trên địa bàn.

Theo báo cáo của UBND TP, việc đổi mới, nâng cao chất lượng Giải Báo chí TP.HCM nhằm tăng cường sự khuyến khích, động viên các tác phẩm xuất sắc, góp phần nâng cao chất lượng, số lượng tác phẩm báo chí trên địa bàn, cổ vũ lực lượng báo chí chung sức, đồng lòng, tiếp tục cống hiến.

Cũng theo UBND TP.HCM, chính sách này thể hiện sự quan tâm, ghi nhận đối với những đóng góp của lực lượng báo chí trong công tác truyền thông; động viên đội ngũ những người làm báo phấn đấu, lao động, cống hiến cho xã hội, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh, khơi dậy nguồn lực phong phú trên lĩnh vực thông tin tuyên truyền…

Kim Anh – PV

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)