Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây dựng nguồn nhân lực trình độ quốc tế: Bắt đầu từ giáo dục phổ thông

Tạp Chí Giáo Dục

Đi hi Đi biu Đng b TP.HCM ln th XI, nhim k 2020-2025 đã đ ra 4 chương trình phát trin TP. Và mt trong s đó là Chương trình đt phá phát trin nhân lc và văn hóa TP.HCM. Vi chương trình này, riêng v ngun nhân lc, mc tiêu chung là “phát trin ngun nhân lc, nht là ngun nhân lc cht lưng cao gn vi vic phát trin và ng dng khoa hc công ngh, trí tu nhân to; chuyn tim năng trí tu ca ngun nhân lc thành nhng thành qu ng dng và sáng to khoa hc công ngh, phc v hiu qu nhim v phát trin kinh tế”…


Mt tiết hc tiếng Anh ti Trưng Tiu hc Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM
 

Để thực hiện được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, đại hội đã đề ra 2 đề án quan trọng, gồm: Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế và khuyến khích ĐH chia sẻ giai đoạn 2020-2035; Đề án GD thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020-2030. Với 2 đề án này cho thấy vai trò quan trọng của Sở GD-ĐT TP, các phòng GD-ĐT quận, huyện cũng như các cơ sở GD, nhất là các trường ĐH…

Lp 1 đã… hi nhp quc tế

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP, hiện TP.HCM 2.385 trường từ mầm non đến THPT (gồm: 1.346 trường mầm non, 500 trường tiểu học, 280 trường THCS, 199 trường THPT, 32 cơ sở GD chuyên biệt và 34 trung tâm GD thường xuyên, trung tâm GD nghề nghiệp – GD thường xuyên) với 48.766 lớp học/1.711.704 HS. So với năm học 2015-2016, đầu nhiệm kỳ, số trường học tăng 23,45%, số lớp học tăng 16,8% và số HS tăng 12,37%.

Trong đó với bậc tiểu học, mặc dù tỷ lệ dân số tăng cơ học ở mức đặc biệt cao nhưng TP.HCM vẫn đảm bảo 70% HS được học 2 buổi/ngày. Đồng thời TP cũng xây dựng được 71 trường đạt chuẩn quốc gia và 13 trường tiên tiến, hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế.

Có thể nói, đối với tiểu học, điều đáng tự hào là việc dạy tin học, ngoại ngữ ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao; HS được tiếp cận với nhiều chuẩn đánh giá quốc tế góp phần cho việc hội nhập sau này. Đặc biệt, TP đã mở rộng chương trình “Dạy và học toán, khoa học, tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam”, đưa giáo viên bản ngữ vào giảng dạy, sử dụng các phần mềm bổ trợ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện cho HS tiểu học tiếp cận với chương trình quốc tế ngày càng hiệu quả và đảm bảo chất lượng.

Còn GD trung học có bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng qua từng năm. Hoạt động HS nghiên cứu khoa học được chú trọng, thu hút nhiều trường, nhiều HS tham gia; hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, GD kỹ năng sống giúp HS rèn luyện kỹ năng, nâng cao ý thức vì trách nhiệm vì cộng đồng, với gia đình và xã hội.

Các trường phổ thông đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy – học. Theo đó, tạo sự hứng thú trong hoạt động dạy – học, hạn chế tình trạng học chay, phát huy tính tích cực hoạt động của HS; là nhân tố chuyển mạnh quá trình GD chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, GD gắn với những tiến bộ khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, các trường cũng đảm bảo chất lượng dạy và học tin học, ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn); số lượng HS đạt trình độ chuẩn quốc tế về ngoại ngữ – tin học, toán và khoa học ngày càng tăng.

Đặc biệt, thời gian qua, ngành GD-ĐT TP đã đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng hệ thống trường chuyên, trường có lớp chuyên; giúp GD mũi nhọn ổn định và phát triển, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP. HS TP tham gia các kỳ thi quốc gia, quốc tế đạt kết quả tốt. Đầu tư xây dựng trường theo hướng chuẩn quốc tế, đáp ứng xu thế đổi mới và hội nhập; nhân rộng xây dựng mô hình trường tiên tiến, hiện đại và hội nhập.

HS TP sn sàng gia nhp quá trình toàn cu hóa

Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – Lê Hồng Sơn – nhấn mạnh: Từ quy mô và thực tế của ngành GD TP, TP đã đề xuất xây dựng một số nhóm giải pháp để đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế. Trong đó có nhóm giải pháp xây dựng nguồn nhân lực trình độ quốc tế từ GD phổ thông. TP đã sớm đưa mục tiêu “hội nhập” vào các cấp học phổ thông. Các kỹ năng cần thiết đã được chú ý, giúp HS TP có hành trang vững chắc để hội nhập nền GD tiên tiến trên thế giới, tham gia thị trường lao động toàn cầu. Những chương trình, đề án đưa các chuẩn quốc tế về tiếng Anh, tin học, chương trình phổ thông vào nhà trường đã được xã hội, các bậc phụ huynh và HS quan tâm, tham gia tích cực. Nội dung GD kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự học… cũng được đưa vào nhà trường ngày càng nhiều hơn. Công tác giao lưu, trao đổi các đoàn giáo viên, HS quốc tế được tổ chức thường xuyên, đa dạng, hiệu quả, giúp HS TP thêm hiểu biết về văn hóa các nước, tự tin và có thêm những kỹ năng giao tiếp với bạn bè thế giới.

“Trong thời gian tới, GD phổ thông sẽ tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho HS sẵn sàng thích ứng, gia nhập vào quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. TP đã xây dựng Đề án “GD thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020-2030”. Đây là tiền đề quan trọng để GD TP tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT và truyền thông nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả toàn diện công tác quản lý, hình thức tổ chức hoạt động dạy – học trong nhà trường, mà bước đầu là mô hình thí điểm Trung tâm Điều hành GD thông minh và Đề án mô hình trường học thông minh đang được gấp rút triển khai. GD TP sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện GD STEM, STEAM trong nhà trường, tạo điều kiện để các em HS tham gia nghiên cứu khoa học; tiếp tục mở rộng thí điểm đưa nội dung trí tuệ nhân tạo đến với HS các trường phổ thông; đưa các tiện ích ứng dụng từ những thành quả của khoa học và công nghệ vào nhà trường; đẩy mạnh hoạt động dạy – học trực tuyến để hình thành kho tài nguyên học liệu số, xây dựng môi trường học tập trực tuyến, phục vụ việc tự học của HS, việc học tập suốt đời của người dân và xây dựng xã hội học tập thông minh…”, ông Sơn thông tin.

Nhiu chương trình đào to ĐH đt chun quc tế

Về GD ĐH, TP.HCM có 54 trường ĐH, học viện với hơn 200.000 sinh viên đang theo học. Chương trình đào tạo được các trường thường xuyên điều chỉnh; trong đó, nhiều chương trình đào tạo tiên tiến được giảng dạy, đặc biệt là các thỏa thuận hợp tác quốc tế. Hiện các trường ĐH, CĐ đang triển khai hơn 170 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài; qua đó tạo điều kiện cho người học được tiếp cận các mô hình đào tạo tiên tiến của các nước trên thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của người học trên thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Không những thế, các trường cũng nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, thu hút hơn 4.000 sinh viên quốc tế đến học tập. Trong 106 ngành đào tạo của các trường ĐH, CĐ trên địa bàn được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Toàn TP có 38 trường ĐH, CĐ được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ GD-ĐT và chuẩn đánh giá của các tổ chức quốc tế.

Được biết, Sở GD-ĐT TP đã tích cực phối hợp với Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH xây dựng Đề án tổng thể “Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế giai đoạn 2020-2035 và ĐH chia sẻ” cùng với 9 đề án thành phần. Đây là cơ sở để các trường ĐH được phân công xây dựng 9 đề án thành phần nhằm đào tạo nhân lực có trình độ quốc tế của 8 ngành trọng điểm…

Ông Vũ Hải Quân – Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Thường trực ĐH Quốc gia TP.HCM – phát biểu tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, rằng: ĐH Quốc gia TP.HCM xác định nhân lực trình độ cao là điểm tựa, khoa học – công nghệ là đòn bẩy và hệ thống thể chế chính sách là lực đẩy trong quá trình tham gia phát triển kinh tế tri thức của TP. Theo đó, ĐH Quốc gia TP sẽ chủ động tích cực tham gia các đề án trong chương trình đột phá phát triển nhân lực. Cụ thể là: Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế và ĐH chia sẻ giai đoạn 2020-2035; Đề án GD thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020-2030; Đề án y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn năm 2030 và Chương trình nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo giai đoạn 2020-2030.

“Sản phẩm dự kiến sẽ bao gồm: Các chương trình đào tạo trình độ quốc tế ở các lĩnh vực được giao như CNTT – truyền thông, cơ khí – tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản lý đô thị. Các chương trình đào tạo này sẽ được thiết kế và xây dựng theo các chuẩn mực kiểm định quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của TP trong việc phát triển kinh tế tri thức. Thành lập và vận hành mô hình ĐH chia sẻ, tạo ra nền tảng để các trường ĐH trên địa bàn TP chia sẻ tài nguyên (như: tài liệu sách, giáo trình, hệ thống bài giảng…); Các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực giao thông, y tế, tài chính…”, ông Quân nhấn mạnh.

Kim Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)