Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây dựng nhà ở xã hội: Kéo dài thời gian vay ưu đãi đối với nhà ở xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Xây dựng nhà ở xã hội: Kéo dài thời gian vay ưu đãi đối với nhà ở xã hội - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Xây dựng nhà ở xã hội: Kéo dài thời gian vay ưu đãi đối với nhà ở xã hội Audio

Nhiu chuyên gia cho rng, mt trong hai đim nghn ln nht ca vic thc hin hiu qu đ án “Đu tư xây dng ít nht 1 triu căn nhà xã hi (NƠXH) cho ngưi thu nhp thp, công nhân khu công nghip giai đon 2021-2030” là ngun vn – vn cho ch đu tư, vn cho ngưi mua NƠXH. Theo đó cn phi kéo dài thi gian vay vi lãi sut ưu đãi…

Hạ lãi suất và tăng thời gian vay ưu đãi giúp tăng cơ hội mua nhà ở xã hội cho người lao động thu nhập thấp

Nên ni lng điu kin vay ưu đãi

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường – đại biểu Quốc hội khóa 15, phát triển NƠXH đang đối mặt với hai thách thức lớn. Một là quỹ đất, hai là nguồn vốn. Nếu không giải quyết được vấn đề này, việc tăng trưởng NƠXH sẽ rất khó đạt được mục tiêu đề ra.

“Tôi kiến nghị tăng cường các giải pháp huy động vốn trong nước để phát triển NƠXH. Theo nghị quyết của Quốc hội, việc nghiên cứu thành lập Quỹ NƠXH đã được đề cập. Tôi đề xuất chính thức hình thành quỹ này, sử dụng nguồn tiền từ khoản đóng góp 2% tiền sử dụng đất của các dự án NƠXH mà doanh nghiệp nộp. Nguồn quỹ này sẽ được dùng để đầu tư phát triển NƠXH trong tương lai. Đồng thời, tôi đề xuất áp dụng cơ chế người dân có thể đóng góp trước vào quỹ khi đăng ký mua nhà. Tiêu chí ưu tiên có thể dựa trên mức đóng góp và thời gian tham gia: ai đóng nhiều tiền và tham gia lâu hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn. Cách làm này không chỉ huy động vốn hiệu quả mà còn giúp phân loại rõ ràng giữa đối tượng có khả năng mua, thuê mua hoặc thuê nhà, thay vì phải đánh giá thủ công từng trường hợp. Tôi đề nghị giao chỉ tiêu cụ thể cho các ngân hàng về phát triển NƠXH, kèm theo kế hoạch thực hiện chi tiết và hợp lý”, ông Cường nói.

Cũng theo ông Cường, hiện gói tín dụng 145.000 tỷ đồng (trước đây là 120.000 tỷ đồng dành cho phát triển NƠXH – PV) đã được triển khai, nhưng tiến độ giải ngân cần được điều chỉnh phù hợp với kế hoạch phát triển mà các địa phương đề ra. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và chính quyền địa phương để đảm bảo nguồn vốn được phân bổ kịp thời và hiệu quả.

Nêu ý kiến về gói tín dụng 145.000 tỷ đồng, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) – đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bãi bỏ Điều 77 – Nghị định 100 không cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội được cho chủ đầu tư NƠXH  vay ưu đãi từ 2015-2030; đề nghị Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện gói 145.000 tỷ đồng, đồng thời mong muốn có cơ chế để tiếp cận khoản vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Ngoài ra, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo được Chính phủ quy định là 4,7%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay đối với người mua, thuê mua NƠXH tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,6%/năm thì quá cao. “Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lãi suất cho vay đối với người mua, thuê mua NƠXH tại Ngân hàng Chính sách xã hội cũng như đối với hộ nghèo”, ông Châu đề nghị.

Về phía các doanh nghiệp – chủ đầu tư các dự án NƠXH, đại diện Becamex cho rằng, một điểm quan trọng trong việc phát triển NƠXH là chương trình cho vay ưu đãi với thời gian dài và lãi suất cố định. 100% các quốc gia thành công trong xây dựng NƠXH đều có chính sách cho vay 25 năm với lãi suất cố định. Điều này rất cần thiết cho cả đối tượng mua nhà và cho chủ đầu tư.

Đại diện Công ty cổ phần địa ốc Kim Oanh tâm tư: “Thách thức lớn là giải ngân vốn vay. Nhiều dự án của chúng tôi hoàn thiện sớm nhưng ngân hàng chậm giải ngân, gây lãng phí và khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người mua. Vì vậy, tôi kiến nghị đảm bảo chương trình tín dụng cho vay gói 145.000 tỷ đồng và lãi suất ổn định 10 năm…”.

Đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) cho biết, thông qua thực tiễn làm việc với các chủ đầu tư về NƠXH cũng như vai trò là chủ đầu tư, UDIC nhận thấy có 4 nhóm vấn đề về vướng mắc, khó khăn. Một trong số đó là cơ chế ưu đãi tín dụng. Việc giải ngân các gói tín dụng ưu đãi, ví dụ gói 145.000 tỷ đồng gặp khó khăn do quy trình, thời gian thẩm định tương đối khó và dài. Người mua nhà khó chứng minh thu nhập, còn doanh nghiệp gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn này.

Lãi sut cho vay ưu đãi đang thp hơn 1-3%

Trước ý kiến của các doanh nghiệp, chuyên gia bất động sản, bà Nguyễn Thị Hồng – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – cho biết, với trường hợp vốn tín dụng, hoạt động ngân hàng có đặc thù là nguồn tiền cho vay dựa vào huy động của người dân nên bắt buộc phải đủ điều kiện vay thì mới cho vay được, các ngân hàng cũng phải thẩm định rất kỹ có khả năng thu hồi vốn thì mới cho vay. Ngân hàng huy động vốn của nguời dân là huy động ngắn hạn, còn cho vay làm dự án là cho vay dài hạn do đó việc cân đối giữa cho vay và nguồn vốn huy động rất quan trọng để tránh việc khi người dân cần rút tiền mà tổ chức tín dụng chưa thu hồi được từ người vay, gây rủi ro cho ngân hàng. Do vậy, nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng chỉ là giải pháp hỗ trợ thêm, không phải chính sách quyết định để thực hiện. Nếu sử dụng vốn ngân hàng thì có thể tính đến việc sử dụng nguồn vốn ngân sách ủy thác qua ngân hàng cho vay, hoặc thành lập quỹ để ủy thác qua tổ chức tín dụng, khi thực hiện ủy thác thì tổ chức tín dụng có thể cho vay dài hạn hơn, lãi suất ưu đãi hơn.

“Đối với 2 chương trình của ngân hàng là gói 145.000 tỷ đồng và chương trình cho vay tín dụng với người trẻ dưới 35 tuổi, Ngân hàng Nhà nước đã kêu gọi các ngân hàng có trách nhiệm với chỉ đạo này và lãi suất ưu đãi chỉ 1-3% đã thấp hơn thông thường”, bà Hồng thông tin.

Hiện nay 37/63 tỉnh, thành có 90 dự án, trong đó 40 dự án có nhu cầu vay vốn. Với chương trình cho người trẻ vay vốn mua nhà, hầu hết họ đều có nhu cầu thuê nhà, chứ chưa có nhu cầu mua nhà nên cần đánh giá lại.

“Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi đã kêu gọi được 9 ngân hàng đăng ký khoảng 45-55 ngàn tỷ đồng để cho vay trong thời gian 15 năm và lãi suất thấp hơn khoảng 1-3%”, bà Hồng thông tin.

Với kiến nghị về thủ tục, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng phải khẩn trương rút ngắn thời gian thẩm định, còn quy định, điều kiện và khả năng trả nợ là điều các ngân hàng bắt buộc phải thẩm định. Về việc giải ngân cùng 1 dự án (chủ đầu tư do 1 ngân hàng cho vay và khách hàng mua nhà cũng do ngân hàng đó cho vay), đây là điều không thể vì người mua nhà có thể ở nhiều nơi khác nhau, họ có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau.

Còn gói 145.000 tỷ đồng, ngân hàng tự nguyện cho vay NƠXH cũng đang ở mức lãi suất 6,1-6,6%/năm bằng lãi suất cho vay người nghèo.

Tun Anh

Xây dựng nhà ở xã hội: Giao chỉ tiêu xây nhà ở xã hội cho từng địa phương

Bình luận (0)