Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Xây dựng nhà trường hiện đại: Lực lượng sư phạm cho nhà trường hiện đại

Tạp Chí Giáo Dục

Gi dy – hc ca cô – trò  mt trưng theo mô hình tiên tiến hin đi ti TP.HCM

Có một nhà giáo dục đã nói “Không có một nền giáo dục nào cao hơn người giáo viên của nền giáo dục ấy” và chân lý “giáo viên là người quyết định chất lượng của nhà trường đã được đồng tình qua nhiều thế hệ và nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Nên nếu muốn có nhà trường hiện đại mà không xây dựng lực lượng sư phạm hiện đại là sai lầm hoặc trở thành ảo tưởng!

Lực lượng sư phạm đáp ứng yêu cầu tiến bộ ngày nay chắc chắn không phủ nhận những yếu tố căn bản của nhà giáo vốn có về lòng yêu nghề mến trẻ; về tri thức khoa học, xã hội, tâm lý lứa tuổi và kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm sống; về nghệ thuật truyền đạt, tổ chức, hướng dẫn và thu hút học sinh học tập; phối hợp tốt với phụ huynh và các lực lượng xã hội; nhà sư phạm ấy còn phải có những kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật của thời đại để giáo dục học sinh.

Để xây dựng lực lượng sư phạm theo mong muốn, nhà sáng lập phải thực hiện nghiêm ngặt từng bước một của quy trình từ tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức hoạt động; thực hiện chế độ chính sách và động viên khuyến khích kịp thời.

1. Tuyển chọn ứng viên:

Khoa học đã chứng minh tố chất của con người là yếu tố quyết định sự phát triển nghề nghiệp mà người ấy chọn, đặc biệt là nghề dạy học, “Nghề sáng tạo ra những con người sáng tạo” (Phạm Văn Đồng) lại càng phải quan tâm đến tố chất của ứng viên muốn trở thành nhà giáo. Tố chất ấy là lòng thương người, là sự thông minh khéo léo trong diễn đạt, trình bày, là sự kiên nhẫn, lắng nghe cảm nhận được những thuận lợi, khó khăn về học tập của tuổi trẻ.

Tố chất ấy sẽ thể hiện qua những thông số về chữ viết, giọng nói, thái độ, tác phong ứng xử trong giao tiếp và xử lý những tình huống đặt ra.

Cách tuyển chọn thông qua quan sát trong quá trình đào tạo, thông qua bài viết và quan trọng nhất là qua phỏng vấn ứng viên.

2. Đào tạo, bồi dưỡng:

Nội dung đào tạo lý thuyết trường sư phạm đã cung cấp cơ bản cho giáo sinh, trong đó có phần cải tiến, đổi mới sư phạm. Nhưng vấn đề cần quan tâm đặc biệt là phần thực hành, trải nghiệm, sử dụng hiệu quả và thành thạo các phương tiện cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nhà trường, nên phần bồi dưỡng này phải thực hiện một cách kỹ lưỡng cho giáo viên như đào tạo lại từ quan sát, tiếp nhận, sử dụng thiết bị đến dạy thử không có học sinh. Vì cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đối với chúng ta (những người trưởng thành từ nhà trường truyền thống) là điều rất mới mà yêu cầu đề ra là phải thành thạo để có thể sáng tạo, hấp dẫn và hiệu quả trước học sinh.

Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nhà trường ngày nay không chỉ dừng lại ở nghe nhìn mà còn có tác dụng kích thích, phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình học tập, người giáo viên phải am hiểu, cảm nhận và tổ chức học sinh hoạt động theo kỳ vọng ấy của cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tư.

Đối với những đơn vị có điều kiện liên kết với các trường quốc tế, việc giao lưu, giảng dạy giữa những giáo viên của nhau là cơ hội tốt nhất để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng lực lượng sư phạm nhà trường theo yêu cầu hiện đại hóa.

3. Tổ chức hoạt động:

Khác với nhà trường truyền thống, sự đầu tư giới hạn, thiếu đồng bộ giữa các hoạt động về cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyên môn, thiếu tính hệ thống và quy củ giữa yêu cầu quản lý và điều kiện thực hiện; nhà trường hiện đại là một đơn vị trường học có đầy đủ các yếu tố tiên tiến được tổ chức một cách đồng bộ đảm bảo điều kiện để đào tạo những con người mới đáp ứng với yêu cầu hiện đại của cuộc sống. Trong nhà trường hiện đại giáo viên được xác định yêu cầu nhiệm vụ rõ ràng, kế hoạch hoạt động cụ thể, phương thức nghiệm thu kết quả khoa học, kiến tạo được môi trường hoạt động văn minh, hiệu quả và tiến bộ đối với mọi thành viên của nhà trường. Trong môi trường ấy, người giáo viên luôn thể hiện được tinh thần tự trọng, tự chủ, trách nhiệm và sáng tạo trong giảng dạy, mỗi thành viên là một nhân tố giáo dục toàn diện và hiệu quả trong nhà trường.

4. Thực hiện chế độ, chính sách:

Chế độ, chính sách sư phạm của nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và nâng cao hiệu quả giáo dục của lực lượng sư phạm. Chế độ, chính sách sư phạm bao gồm thời gian làm việc, điều kiện làm việc và chế độ thu nhập của nhà giáo.

Nhà trường hiện đại ở các nước, thường tổ chức giáo viên hoạt động theo giờ hành chính (8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần) thời gian còn lại là thời gian nghỉ ngơi, giải trí của người lao động; điều kiện làm việc của giáo viên được đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu từ địa điểm làm việc đến công cụ làm việc; thu nhập giáo viên đảm bảo cuộc sống ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, giải trí và sinh hoạt gia đình.

Nhà giáo vốn được mệnh danh là kỹ sư tâm hồn, chính sách nhà giáo của nhà trường hiện đại phải đảm bảo được vị thế ấy một cách trọn vẹn, nhà giáo phải được an tâm về cuộc sống, tự hào về thiên chức của mình và có đời sống tinh thần thanh cao, tự tin, yêu đời đủ sức truyền cảm hứng cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện.

5. Động viên, khuyến khích kịp thời:

Quá trình hoạt động giáo dục trong nhà trường là quá trình tương tác giữa thầy cô giáo với học sinh (quá trình dạy học) và quá trình tương tác giữa cán bộ quản lý với giáo viên (quá trình quản lý). Động viên khuyến khích kịp thời là một hoạt động tương tác tiêu biểu của cấp quản lý với nhà giáo, thành viên quan trọng của nhà trường.

Sự gần gũi, quan sát, lắng nghe, chia sẻ là sự động viên khuyến khích hiệu quả của nhà quản lý trong nhà trường, nhất là nhà trường hiện đại, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tốt nhất ưu điểm, tích cực làm điều tốt, khắc phục và giảm thiểu, thiếu sót, sai lầm. “Một nhà quản lý giỏi phát huy tốt nhất những mặt mạnh của cộng sự hơn là tập trung khắc phục những mặt yếu của họ”!

Quy trình xây dựng lực lượng sư phạm nêu trên không phải là điều xa lạ, khoa học đã chứng minh và đã phổ biến lâu đời. Vấn đề là phải thực hiện nghiêm ngặt từng bước của quy trình với những nội dung, yêu cầu tiến bộ, cập nhật tình hình phát triển của xã hội ngày nay.

TS. Hunh Công Minh
(Ch tch Hi đng sáng lp
h
thng giáo dc EMASI)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)