Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây dựng phát triển văn hóa, con người: Phụ thuộc lớn vào người đứng đầu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

10 năm thc hin Ngh quyết s 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 ca Ban Chp hành Trung ương (khóa XI) v xây dng và phát trin văn hóa, con ngưi Vit Nam đáp ng yêu cu phát trin bn vng đt nưc trên đa bàn Hà Ni đt đưc nhiu kết qu. Tuy nhiên, vn còn nhng hn chế, tn ti đòi hi nhiu gii pháp khc phc, nht là nhn thc, s quyết tâm ca đi ngũ lãnh đo…

Nhiều năm qua, ngành giáo dục Hà Nội đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33 gắn với xây dựng trường học hạnh phúc

Nhiu giá tr văn hóa truyn thống tốt đp có nguy cơ b mai mt

Thông tin việc thực hiện nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa huyện, bà Phùng Tân Nhị – Chủ tịch HĐND huyện Ba Vì – cho biết, các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước làm thay đổi tư duy và nhận thức của đồng bào. Các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn và phát huy… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt được thì huyện Ba Vì vẫn gặp một số khó khăn. Huyện có địa bàn rộng, trình độ dân trí phát triển không đồng đều, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp có nguy cơ bị mai một.

Theo các quận huyện, sở ngành thì việc thực hiện Nghị quyết số 33 gắn với các phong trào như: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng trường học hạnh phúc; ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tạo nguồn lực và thúc đẩy thủ đô phát triển bền vững… đều đem lại các hiệu quả thiết thực. Song, cũng như huyện Ba Vì, công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, trong đó phải kể đến việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp và người dân chưa được thường xuyên, liên tục, còn hình thức, chất lượng chưa cao. Đáng chú ý, nhận thức của một số cấp ủy các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, nghệ thuật còn hạn chế.

Chia sẻ câu chuyện phát huy giá trị làng nghề truyền thống qua mô hình Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng, bà Hà Thị Vinh – Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội – bày tỏ: “Người dân làng Bát Tràng đã nói lên khát vọng, mong muốn nhận được sự ủng hộ và sự chỉ đạo của chính quyền để mô hình bảo tàng được khởi động bằng nguồn xã hội hóa. Tuy nhiên, mặc dù đánh giá cao ý tưởng của đề án, nhưng ý kiến đại diện các phòng ban chuyên môn của huyện cho rằng bảo tàng sinh thái là mô hình mới, đề án hiện còn thiếu cơ sở pháp lý và hệ thống văn bản pháp luật nên đồng chí bí thư đã kết luận giao cho xã tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện đề án; khi nào đủ điều kiện thì trình sau”.

Tại huyện Ứng Hòa, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên theo ông Trương Thế Hữu – Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ứng Hòa – thì một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm triển khai thực hiện. Một số ngành chưa tích cực chủ động tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch thuộc lĩnh vực  ngành mình phụ trách.

Báo cáo của Sở Nội vụ Hà Nội cho thấy, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức TP từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao; còn lúng túng trong xem xét và giải quyết các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, xã hội nảy sinh.

Quan tâm xây dng đi ngũ làm văn hóa

Ông Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội – nhấn mạnh, văn hóa của thủ đô đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng. Không chỉ đóng góp vào sự phát triển mà qua thời gian nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề văn hóa, phát triển con người của thủ đô ngày càng sâu sắc, toàn diện; ngày càng cập nhật được những xu thế phát triển của thế giới.

Hà Nội đã triển khai Nghị quyết 33 một cách nghiêm túc, vận dụng sáng tạo trên tinh thần trách nhiệm cao. TP cũng bám sát yêu cầu tình hình thực tiễn của thủ đô trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, gia tăng dân số cơ học nhanh.

“Trung bình mỗi năm Hà Nội tăng dân số cơ học khoảng 200 ngàn người, bằng dân số một huyện. Như vậy, riêng việc làm thế nào để xây dựng nếp sống văn hóa đô thị là vấn đề rất lớn đặt ra”, ông Phong nói.

Theo ông Phong, việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người trên địa bàn Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nhưng lại không đều giữa các địa phương. Điều này phụ thuộc vào cấp ủy chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu chưa nhận thức, chưa đánh giá hết vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đối với sự phát triển bền vững của mỗi địa phương, mỗi cơ quan, đơn vị.

Ông Phong lưu ý: “Phát triển văn hóa và xây dựng con người, đặc biệt phát triển công nghiệp văn hóa không phụ thuộc vào xuất phát điểm cao hay thấp mà quan trọng nhất là nhận thức, quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo”.

Trong thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Sở Văn hóa Thể thao và các sở, ban ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo nhằm tạo thêm hành lang pháp lý để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ.

Đồng thời, tiếp tục rà soát bổ sung những quan điểm, tư tưởng, định hướng và trên cơ sở những kết quả đã đạt được của các cơ quan, đơn vị, địa phương về lĩnh vực văn hóa, giáo dục để các quận huyện, thị xã, sở ngành cập nhật vào quy hoạch…

“Lâu nay, chúng ta chỉ quan tâm quy hoạch xây dựng nhưng quy hoạch văn hóa vật thể, phi vật thể đều rất ít được quan tâm dẫn đến 40 năm đổi mới Hà Nội mới xây dựng được 2 công trình văn hóa tầm cỡ thủ đô là Bảo tàng Hà Nội và Cung Thiếu nhi”, ông Phong nói.

Ông Phong nhấn mạnh, tuy là thủ đô nhưng đội ngũ những người làm văn hóa chuyên nghiệp, đặc biệt đội ngũ quản lý văn hóa chuyên nghiệp rất yếu, rất thiếu, rất hạn chế. Thực tế khiến Hà Nội đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, không cổ xúy, không khích lệ được sự sáng tạo trong xã hội, đòi hỏi thời gian tới phải tính toán việc này.

Ông Phong cũng đề nghị đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa. Bởi đây là công cụ, phương thức để đi tắt đón đầu. Và bên cạnh chấn hưng văn hóa thì đẩy mạnh ngoại giao, hội nhập quốc tế văn hóa là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đòi hỏi Hà Nội với tư cách là thủ đô phải thực hiện tốt hơn nữa…

Nguyn Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)