Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Xây dựng Trung tâm lưu trữ Bảo tàng ảnh quốc gia

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 8.11.2011, tại Hà Nội, Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng Phái đoàn Wallonie – Bruxelles (Vương quốc Bỉ) và Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Vai trò di sản và Bảo tàng ảnh trong cuộc sống đương đại” và giới thiệu về Trung tâm Lưu trữ Bảo tàng ảnh quốc gia.

Tòa nhà Bảo tàng ảnh quốc gia cao 8 tầng, rộng 1.200 m2, diện tích sử dụng 3.825 m2, cách trung tâm Hà Nội 10 km, nằm trong khu cơ quan hành chính (Trung Hòa, Cầu Giấy), thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, bảo tàng ảnh, các hoạt động giao lưu, truyền thông, tổ chức sự kiện, đào tạo nhiếp ảnh, sản xuất ảnh. Thời gian tới, có thể gọi đây là “ngân hàng” lưu trữ ảnh của cả nước và là nơi giao lưu của các nhiếp ảnh gia, nơi mua bán, trao đổi ảnh không chỉ trong nước và phục vụ khách quốc tế.
Đặc biệt, hiện nay, kho tàng ảnh của Thông tấn xã Việt Nam là nơi lưu trữ rất nhiều tư liệu ảnh quý báu, nhưng thời gian qua vẫn chưa có điều kiện để trưng bày. Bảo tàng ảnh sẽ đóng góp phần nào làm cầu nối để đưa những tư liệu này đến công chúng.
Bà Pascale Delcomminette, Chánh Văn phòng Thủ hiến Wallonie – Bruxelles (Bỉ) chia sẻ: Thời gian tới, nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra là ngoài vấn đề lưu giữ, cần đóng góp của di sản ảnh trong công tác giáo dục, tổ chức các đoàn tham quan đến từ các trường học. Nơi đây sẽ là trung tâm gặp gỡ, giao lưu trao đổi của giới văn nghệ sỹ, nhiếp ảnh gia sinh hoạt và hoạt động văn hóa.
Hội thảo "Vai trò di sản và Bảo tàng ảnh trong cuộc sống đương đại” khẳng định di sản ảnh là một bộ phận tư liệu lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay di sản ảnh chưa thực sự được quan tâm để bảo vệ một cách có chiến lược và kế hoạch.
Việt Nam cũng như toàn nhân loại sẽ rất thiệt thòi nếu như loại hình di sản này bị mai một do sự lãng quên hoặc thiếu sự gắn kết để bảo vệ. Vì vậy, nó cần được giới thiệu và sử dụng để phục vụ đời sống xã hội, là điều kiện để con người học tập, thưởng thức văn hóa.
Theo (VietNam+)
(tchdkh)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)