Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: “Cơ hội vàng” để TP.HCM phát triển xứng tầm

Tạp Chí Giáo Dục

Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: “Cơ hội vàng” để TP.HCM phát triển xứng tầm - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: “Cơ hội vàng” để TP.HCM phát triển xứng tầm Audio

Vic xây dng trung tâm tài chính (TTTC) không ch giúp TP.HCM thu hút dòng vn ln mà còn đóng vai trò đng lc chiến lưc, thúc đy đi mi sáng to. Đây còn là cơ hi đ TP phát trin công ngh cao, nâng cao năng lc qun tr, gia tăng sc cnh tranh và hi nhp quc tế.

Trung tâm tài chính giúp TP.HCM thu hút dòng vốn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Nhiu li thế

Tại hội nghị xây dựng TTTC tại Việt Nam do Bộ Tài chính và UBND TP.HCM tổ chức, ông Nguyễn Văn Được – Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết, TP có nhiều lợi thế để xây dựng TTTC. TP.HCM có nền kinh tế năng động và hội nhập sâu rộng. Hiện nay, TP đóng góp khoảng 15,5% GDP cả nước, chiếm hơn 25,3% tổng thu ngân sách quốc gia và gần 11,3% kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây cũng là trung tâm thương mại – dịch vụ – tài chính lớn nhất Việt Nam, nơi đặt trụ sở của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, các thiết chế tài chính hiện đại tại TP.HCM đã được hình thành và vận hành bài bản, bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường vốn, trung tâm thanh toán, hạ tầng số và các ứng dụng fintech. Việt Nam cũng đã nghiên cứu áp dụng cơ chế sandbox, thí điểm các giải pháp fintech và chuyển đổi số, tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ đầu tư tiếp cận các dự án công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngoài ra, TP.HCM còn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, với kết nối chặt chẽ tới các TTTC lớn trong khu vực như Singapore, Hong Kong, Thượng Hải… Hệ thống cảng hàng không quốc tế, cảng biển lớn cũng là lợi thế để phát triển hệ sinh thái tài chính toàn diện.

Ông Được cũng chỉ ra một lợi thế nữa là quyết tâm chính trị và định hướng chiến lược rõ ràng từ Trung ương đến địa phương là nền tảng quan trọng để đưa TP.HCM trở thành TTTC quốc tế. TP đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển hạ tầng số theo chuẩn mực quốc tế.

“Việc xây dựng TTTC không chỉ giúp thu hút dòng vốn lớn mà còn đóng vai trò động lực chiến lược, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ cao, nâng cao năng lực quản trị, gia tăng sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế”, ông Được nói.

Ông Nguyễn Văn Thắng – Bộ trưởng Bộ Tài chính – khẳng định, Việt Nam với vị trí địa chính trị quan trọng, kinh tế vĩ mô ổn định và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện đang đứng trước cơ hội vàng để tham gia và định vị vai trò, vị trí của mình trong chuỗi TTTC toàn cầu. Việt Nam được ghi nhận là điểm sáng về tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới. Năm 2024, GDP đạt 7,09%, thuộc nhóm cao nhất khu vực và thế giới; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát dưới 4%; xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục hơn 786 tỷ USD; thu hút FDI hơn 38 tỷ USD thuộc top 15 quốc gia hấp dẫn FDI nhất toàn cầu.

Theo ông Thắng, Việt Nam còn có một số lợi thế đặc thù để hình thành TTTC, đó là vị trí chiến lược quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Múi giờ Việt Nam khác biệt với 21 TTTC lớn nhất toàn cầu, thuận lợi thu hút dòng vốn nhàn rỗi trong thời gian nghỉ giao dịch; là một trong những thị trường dẫn đầu về tỉ lệ áp dụng các công nghệ tài chính tương lai.

“Việc xây dựng TTTC không phải là nội dung mới trên thế giới nhưng đối với Việt Nam đây là vấn đề mới và chưa có tiền lệ. Với sự chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương, sự hợp tác của cộng đồng quốc tế và các doanh nghiệp, tôi tin rằng Việt Nam sẽ xây dựng thành công TTTC hiện đại và đẳng cấp quốc tế, đóng góp vào sự phát triển ổn định và bền vững của khu vực và toàn cầu”, ông Thắng chia sẻ.

Thu hút nhân tài

Để TTTC hoạt động hiệu quả và phát triển mạnh mẽ, các chuyên gia cho rằng TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung cần đầu tư và có cơ chế vượt trội.

Ông Trương Minh Huy Vũ – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng góp phần đưa TP.HCM trở thành TTTC đẳng cấp đó là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực này thuộc nhiều lĩnh vực: Tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, kế toán – kiểm toán và luật sư…

“Với những nhóm nhân lực trên, TP cần phải có chính sách vượt trội vì những người đến TP.HCM làm việc thì họ đến cả gia đình, cả hoài bão nên cần có cơ chế vượt trội để thu hút các chuyên gia hàng đầu”, ông Vũ đóng góp ý kiến.

Ông Iain Frew – Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam – cho rằng, để phát triển TTTC, Việt Nam phải có nhiều yếu tố. Trong đó các yếu tố quan trọng gồm khung pháp lý, quy định phù hợp, thu hút nhân tài trong nước cũng như quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam phải đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, nhất là hạ tầng kỹ thuật số, giao thông và các tiện ích.

Theo kế hoch ca Chính ph, TTTC TP.HCM s đưc thành lp, vn hành t năm 2025, phn đu hoàn thành trong 5 năm. Theo d tho ca TP.HCM, mô hình TTTC gm th trưng tin t và h thng ngân hàng, th trưng vn, hàng hóa phái sinh.

Ông Trường Bùi – Tổng Giám đốc Roland Berger Đông Nam Á – cho hay, để thúc đẩy hình thành TTTC, trước mắt Việt Nam cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng và nới lỏng các quy định về giấy phép lao động, visa để thu hút nhân tài.

Ông Colin Blackwell – Trưởng nhóm nguồn nhân lực VBF – góp ý, Việt Nam có lợi thế trong lĩnh vực fintech, nhiều doanh nghiệp đã tham gia thị trường quốc tế và có kiến thức trong công nghệ. Do đó, Việt Nam cần có các chính sách để việc thu hút nhân tài trong các lĩnh vực mới như AI và fintech.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân – chuyên gia kinh tế – cho rằng, muốn TTTC tăng sức hấp dẫn và nâng cao vị thế trên bản đồ tài chính toàn cầu, Việt Nam cũng như TP.HCM phải tạo ra được các sản phẩm tài chính sáng tạo. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư mà còn tạo ra sự khác biệt, tăng tính hấp dẫn và cạnh tranh cho trung tâm này trong bối cảnh có nhiều TTTC quốc tế khác trong khu vực.

Những sản phẩm tài chính mới, bao gồm các mô hình như sàn giao dịch tiền số thử nghiệm, sàn giao dịch gọi vốn cho các startup thông qua ICO và sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung, sẽ là công cụ hữu hiệu để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số và tài chính phi tập trung đang phát triển mạnh mẽ.

“Thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như blockchain, hợp đồng thông minh và hệ thống bảo mật phi tập trung, các mô hình này không chỉ giải quyết những thách thức hiện tại của thị trường tài chính mà còn mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư. Sự tích hợp của các yếu tố này sẽ tạo nên một thị trường tài chính số không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư quốc tế”, PGS.TS Ngân nhấn mạnh.

Song Hu

Bình luận (0)