Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Vai trò xã hội hóa công tác giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện ở hai nội dung chính: Trước hết, đó là phát triển quy mô, đa dạng loại hình trường lớp, đa dạng hình thức học để thỏa mãn nhu cầu học tập cho mọi người, với nội dung và phương pháp GD đáp ứng những đòi hỏi về phát triển kinh tế – xã hội và phục vụ đời sống. Tiếp theo, đó là huy động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tham gia vào quá trình GD đồng thời đóng góp công sức, vật chất và tiền của cùng Nhà nước chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho hoạt động GD.

Hot đng L gi Quc t Hùng Vương ca mt trưng ngoài công lp ti TP.HCM

Hiện nay, vẫn tồn tại một số cách hiểu sai lệch về XHH công tác GD, như hiểu huy động nguồn lực cho GD chỉ là huy động tiền của, đóng góp chủ yếu từ phía gia đình học sinh. Việc đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường và lớp học là đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình thực hiện nếu thiếu sự giám sát, quản lí chặt chẽ, công khai dân chủ sẽ dễ nảy sinh tiêu cực. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng lạm thu, phát sinh nhiều loại hình đóng góp, tạo gánh nặng tài chính cho người dân. Những cách nhìn nhận như trên là không đúng bản chất của XHH công tác GD và chắc chắn sẽ không thể giúp nhà trường xây dựng một sự nghiệp GD chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững.

XHHGD theo văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương, khóa VIII, là: “Huy động toàn xã hội làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền GD quốc dân dưới sự quản lí của Nhà nước”. Sự phát triển của GD không thể tách rời sự phát triển của cộng đồng nói riêng và của kinh tế xã hội nói chung. XHHGD, theo nghĩa nguyên của từ, là làm cho GD có đầy đủ tính xã hội, GD liên hệ hữu cơ với xã hội. Trên bình diện này, XHHGD là sự trả lại bản chất xã hội cho GD.

Như vậy, XHHGD thực chất là huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác GD; phối hợp với các lực lượng GD là nói đến hoạt động của nhà trường trong việc tổ chức các lực lượng xã hội thực hiện XHHGD; đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự chủ động, tích cực của nhà trường trong hoạt động này. Xây dựng các môi trường gắn bó giữa nhà trường, gia đình, xã hội tạo điều kiện để toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp GD thế hệ trẻ, người lớn nêu gương tốt cho trẻ em và tham gia vào các hoạt động GD của nhà trường; đồng thời các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân trong xã hội có trách nhiệm tăng cường các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của các ảnh hưởng tiêu cực ngoại lai vào nhà trường; phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường GD để tạo sự thống nhất tác động GD.

Có thể nhận thấy các biện pháp XHHGD cụ thể như sau:

Một là: Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho GD. Đây là quá trình vận động (động viên, khuyến khích, thu hút) và tổ chức mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà trường, từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, chăm lo đời sống giáo viên, tạo môi trường GD thống nhất giữa nhà trường – gia đình – xã hội, đến việc tham gia GD học sinh. Môi trường GD bao gồm môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Cần phải dựa vào lực lượng của toàn xã hội để đảm bảo các môi trường trên được lành mạnh, có tính tích cực và đặc biệt là có tính thống nhất trong việc tác động đến quá trình hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Nội dung cụ thể là khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia là:

Tổ chức tốt hội đồng sư phạm trong nhà trường: Xây dựng một môi trường sư phạm trong nhà trường, bao gồm cảnh quan, cơ sở hạ tầng, nền nếp kỉ cương, quan hệ trong sáng giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, thầy trò với nhân dân địa phương… Hội đồng sư phạm là tổ chức để mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện quyền dân chủ, quyền tham gia quản lý của mình đối với hoạt động GD học sinh của nhà trường. Tạo được không khí dân chủ, cởi mở, và đối thoại thẳng thắn nhằm đánh giá đúng thực trạng công tác GD và công tác quản lý của nhà trường; tìm ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn một cách chủ động; xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với yêu cầu của xã hội và khả năng thực tế của trường, của địa phương. Quy định rõ trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường, động viên tinh thần thi đua lao động sáng tạo, xây dựng tập thể đoàn kết.

Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh: Theo điều lệ ban đại diện do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2011, ban đại diện có trách nhiệm phối hợp với giáo viên tổ chức các hoạt động GD HS; tham gia GD đạo đức; bồi dưỡng, khuyến khích HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém… Ban đại diện cha mẹ học sinh có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong các giải pháp phát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp GD. Qua ban đại diện cha mẹ học sinh, gia đình tham gia công tác GD một cách có tổ chức, đồng thời phát huy sức mạnh tập thể của cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động GD và xây dựng nhà trường. Do đó, nhà trường cần thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổ chức Đoàn – Đội, các buổi họp cha mẹ học sinh định kỳ… nhằm vận động xây dựng môi trường gia đình lành mạnh, nếp sống hòa thuận, đầm ấm, truyền thống gia đình… làm gương mẫu GD học sinh ngay từ tổ ấm gia đình. Gia đình luôn luôn có tầm quan trọng đặc biệt trong GD.

Huy động có hiệu quả các lực lượng xã hội: Phối hợp chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể và các lực lượng xã hội tại địa phương xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Các lực lượng xã hội như các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng xã – phường, thôn xóm, cá nhân, các ngành, cơ quan, đơn vị kinh tế, kể cả các trường đóng trên địa bàn, các cơ sở sản xuất có thể phát huy khả năng GD và cần liên kết họ lại để tạo ra những tác động GD tích cực. Sự “cộng đồng trách nhiệm” theo những nội dung khác nhau, với những khả năng và mức độ khác nhau có thể dẫn đến những kết quả như: phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, đề cao giá trị xã hội chân chính, xây dựng nếp sống văn minh, tạo ra dư luận đúng đắn về giá trị của học vấn, về động cơ, thái độ học tập và thi cử…

Các môi trường trên đồng thời tác động vào thế hệ trẻ, làm cho GD được mở rộng về thời gian và không gian và tạo môi trường GD mọi lúc, mọi nơi. Ngược lại, chính lớp trẻ được GD chu đáo sẽ giúp các môi trường chung trên trở nên trong sạch và lành mạnh hơn.

(Còn tiếp)
Nhà giáo Trn Đăng Huy
(Cn Thơ)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)