Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xây dựng và phát triển “Thành phố sáng tạo” tại TP.HCM: Cần đột phá từ tư duy đến thực tiễn

Tạp Chí Giáo Dục

Đ xây dng và phát trin “Thành ph sáng to (TPST)” ti TP.HCM đòi hi có nhng đt phá t tư duy đến thc tin. Bi nhng quan đim, mc tiêu phát trin văn hóa ca TP không th tách ri nhng đnh hưng phát trin nn kinh tế sáng to ca quc gia nói chung, TP.HCM nói riêng.


Hc sinh TP tham quan Đưng sách – đây là mt “sn phm” văn hóa đc trưng ca TP.HCM

Nhiu tim năng tham gia vào mng lưi “Thành ph sáng to”

PGS.TS Nguyễn Thế Dũng – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM – cho biết, vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch xây dựng Đề án phát triển mạng lưới “TPST” nằm trong hệ thống TPST của UNESCO. Theo kế hoạch này, TP.HCM là một trong những địa phương cùng với TP.Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Vũng Tàu… có tiềm năng phát huy sáng tạo để phát triển bền vững và có khả năng tham gia vào mạng lưới “TPST”.

“TP.HCM là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo. Hiện nay, TP cũng đã xây dựng kế hoạch gia nhập mạng lưới sáng tạo thuộc mạng lưới các TPST UNESCO trên lĩnh vực điện ảnh là một trong những lợi thế, thế mạnh của ngành công nghiệp văn hóa ở TP”, ông Dũng chia sẻ.

Theo ông Dũng, TPST là một khái niệm mới, đang được nhiều quốc gia quan tâm, thảo luận, thay đổi, bổ sung để hoàn thiện. Hiện nay, TPST được hiểu là nơi mà nguồn tài nguyên chính của nó là tính sáng tạo của người dân; đó là tài nguyên quan trọng, tạo ra của cải cho TP và xã  hội.

UNESCO đã thành lập mạng lưới các “TPST” từ năm 2004, nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các TP; xem sáng tạo là động lực, là yếu tố chiến lược cho sự phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Tính đến nay, mạng lưới “TPST” có hàng trăm TP thuộc các châu lục trên thế giới tham gia. 

Mạng lưới “TPST” tập trung vào 7 lĩnh vực sáng tạo: thiết kế; văn học; âm nhạc;  thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian; ẩm thực, điện ảnh và nghệ thuật truyền thông. 

Tại Việt Nam, năm 2019, UNESCO đã công nhận Hà Nội là TPST trên lĩnh vực “thiết kế”; mới đây, UNESCO cũng công nhận Hội An là TPST trên lĩnh vực “Thủ công và nghệ thuật dân gian” và Đà Lạt là TPST trên lĩnh vực “Âm nhạc”.

Cn to nhiu đim nhn không gian sinh hot văn hóa

Trong Chiến lược phát triển ngành văn hóa TP.HCM giai đoạn 2020-2035, TP đã thể hiện rất rõ những định hướng, mục tiêu phát triển văn hóa xứng tầm với vị thế, vai trò của TP so với cả nước.

ThS. Nguyễn Thị Thanh Tâm – Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – cho rằng, để phát huy những lợi thế, đặc trưng văn hóa của TP.HCM trong xây dựng và phát triển “TPST”, TP cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, định hướng hoạt động văn hóa, phát huy sức sáng tạo của người dân nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong cộng đồng. Đồng thời, chú trọng tuyên truyền về nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Tăng cường giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể tại TP. Đẩy mạnh đầu tư để nâng chất lượng đời sống văn hóa ở cơ sở và tập trung xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở… Cần tạo nhiều điểm nhấn không gian sinh hoạt văn hóa ở nhiều khu vực chứ không chỉ tập trung ở khu vực trung tâm hiện hữu ở TP. Đặc biệt, chính quyền TP cần chú ý đến đặc trưng sông nước của TP để tạo dựng nên không gian văn hóa ven sông, phát triển không gian văn hóa sông nước.

Đồng quan điểm, TS. Huỳnh Văn Sinh – Học viện Cán bộ TP.HCM – nhấn mạnh, để trở thành thành viên “TPST”, TP.HCM cần xây dựng lộ trình của một đô thị văn minh, đô thị đúng nghĩa. Đây không phải là việc làm của một hay 2 năm, không phải việc có thể làm theo phong trào mà là cả một quá trình tích lũy, hình thành giá trị xã hội đô thị của TP với những chuẩn mực về lối sống, nếp sống đi vào quy củ tạo nguồn lực văn hóa; vừa là nguồn tài nguyên, vừa là tác nhân, bộ phận điều chỉnh đủ mạnh cho lộ trình chuyển hóa các yếu tố sáng tạo.

“Chẳng hạn phát huy các làng nghề thủ công mỹ nghệ gắn với hoạt động công nghiệp dịch vụ văn minh đô thị; nghệ thuật dân gian, truyền thống, ẩm thực, âm nhạc cần phối hợp giữ gìn các giá trị cốt lõi từ văn minh làng xã được phổ biến rộng khắp với các yếu tố khác vốn có lợi thế công nghiệp văn hóa của TP. Việc kết hợp những giá trị truyền thống với yếu tố hiện đại của đô thị để TP.HCM trở thành một “TPST” là rất quan trọng”, ông Sinh nêu ý kiến.

Nhấn mạnh đến một trong những trụ cột làm nên “TPST” trong mạng lưới các TPST của UNESCO, TS. Phạm Văn Luân – Trường ĐH Văn hóa TP.HCM – cho rằng đó chính là “Văn hóa sáng tạo”. “Văn hóa sáng tạo” là cội nguồn của “sức mạnh mềm”, đem lại nguồn lực tổng hợp, không chỉ có tài lực, vật lực mà cả nhân lực đủ sức tạo ra khả năng giải quyết các vấn đề xã hội và thông qua bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa.

TP.HCM có nhiều điều kiện hơn các địa phương khác trong quá trình tiếp cận, gia nhập mạng lưới các “TPST” của UNESCO từ việc tiếp cận công nghiệp văn hóa phát triển văn hóa sáng tạo. TP.HCM từ xưa đến nay là một trục vận động và phát triển của đất nước, là nơi tập hợp đông đảo nguồn lực, tài sản trí tuệ của cả khu vực Nam bộ hoạt động trên các lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển văn hóa sáng tạo. Với hệ thống khu nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, các làng nghề, di tích lịch sử – văn hóa, bảo tàng, điều kiện thuận lợi trong giao thông, hợp tác phát triển, TP.HCM có thế mạnh rất đặc biệt trong việc tiếp nhận, phổ biến tri thức và công nghệ mới – những yếu tố quan trọng nhất của văn hóa sáng tạo… Đặc biệt, với nguồn tài nguyên di sản văn hóa phong phú, TP.HCM khi tham gia mạng lưới “TPST” sẽ mở rộng cơ hội thực hiện các sáng kiến về sản phẩm và dịch vụ văn hóa, du lịch góp phần mở rộng hoạt động trao đổi học thuật và văn hóa quốc tế; xây dựng, mở rộng thị trường du lịch văn hóa từ công nghiệp văn hóa.

“Chính công nghiệp văn hóa sẽ làm gia tăng hàm lượng khoa học, văn hóa sáng tạo tạo nên một diện mạo mới cho TP.HCM khi trở thành “TPST” trong tương lai gần”, ông Luân nhấn mạnh.

Nguyn Trinh

Bình luận (0)