Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học: Cần sự vào cuộc đồng bộ

Tạp Chí Giáo Dục

Đ án “Xây dng văn hóa ng x trong trưng hc giai đon 2018-2025” va đưc Thng Chính ph thông qua, theo các nhà qun lý giáo dc, tín hiu này s có tác đng rt ln đến c ngưi dy và ngưi hc; đưc k vng ci thin môi trưng giáo dc theo hưng tích cc, chun hóa, đc bit trong bi cnh văn hóa hc đưng đang ngày càng b coi nh.

Mun xây dng đưc văn hóa ng x trong nhà trưng rt cn s phi hp gia gia đình, nhà trưng và xã hi. Trong nh: Giáo viên Trưng THPT Nguyn Th Diu (Q.3) hưng dn hc sinh làm h sơ thi THPT quc gia 2018

Song, không ít người cũng băn khoăn rằng, để đề án thật sự phát huy hiệu quả thì cần phải có sự vào cuộc đồng bộ quyết liệt, làm “đến nơi đến chốn” chứ không phải dựng lên cho có.

To hành lang pháp lý cho trưng hc

Đề cập đến văn hóa ứng xử trong trường học, thầy Ngô Lập Thu (Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Diên Hồng, Q.10, TP.HCM) cho hay không phải vấn đề này bây giờ mới được bàn mà trước đây đã đề cập đến rồi. Tuy nhiên chỉ mới dừng ở mức đưa vào trong nội quy nhà trường, căn cứ cùng với các quy tắc đạo đức nhà giáo. Bên cạnh đó, từ năm 2017, TP.HCM cũng đã thông qua quy tắc ứng xử trong các đơn vị sự nghiệp công lập, ở đó nêu rõ một số quy tắc, nguyên tắc cho đội ngũ công chức, viên chức của thành phố. “Việc xây dựng hẳn thành một bộ quy tắc ứng xử là điều rất cần thiết, tạo ra hành lang cho các trường trong việc xây dựng văn hóa ứng xử văn minh trong trường học”, thầy Thu cho biết.

Nói một cách khác, thầy Thu cho rằng chỉ khi nào cụ thể hóa được những hành vi, cách giao tiếp, ứng xử trong môi trường học đường thì mới thể hiện được “sự tôn nghiêm” nơi trường học. “Không có gì phải cao xa cả, chỉ tập trung ở một số nội dung cơ bản như truyền thống tôn sư trọng đạo; hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; lễ phép với thầy cô giáo; kính trên nhường dưới, thân ái với bạn bè. Mỗi trường học sẽ căn cứ vào điều kiện học sinh, cấp học cũng như về văn hóa địa phương để xây dựng cho phù hợp”, thầy Thu phân tích.

Cùng chung nhận định, thầy Nguyễn Bảo Quốc (Hiệu trưởng THPT Gia Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết các nội dung ứng xử trong trường học hiện tại còn rất hạn chế mà chủ yếu chỉ là “văn bản miệng” do giáo viên đưa ra với học sinh. “Nội quy chỉ yêu cầu học sinh về giờ giấc, tác phong, học tập, chung chung về ứng xử. Chưa có văn bản nào quy định rõ ràng, cụ thể những chừng mực từ nhiều phía giữa giáo viên, học sinh và cả phụ huynh. Điều này gây khó khăn cho nhà trường trong việc áp dụng và xử lý”, thầy Quốc nhìn nhận.

Chính bởi vướng khâu văn bản chính quy mà theo hiệu trưởng một trường THPT ở Q.Thủ Đức (TP.HCM), có những “sơ hở” của giáo viên, phụ huynh khiến người quản lý “dở khóc, dở cười”. “Giáo viên nữ mặc áo vải voan. Rất lịch sự. Điều này không có ai cấm. Nhưng vấn đề là chiếc áo đó lại mỏng. Cô dạy phía trên, học sinh soi phía dưới. Hay như phụ huynh vào trường cứ quần cụt, áo què, coi sao được…”, vị hiệu trưởng này nói.

Việc đưa vào bộ quy tắc ứng xử, theo vị hiệu trưởng này sẽ khiến các trường “bạo tay” hơn trong cách làm, không chỉ dừng ở mức nhắc nhở, viết bản kiểm điểm.

Giáo viên phi làm gương

Tất cả những mục tiêu được đề cập trong Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” như hình thành ý thức, hành vi ứng xử phù hợp với độ tuổi, xây dựng văn hóa xếp hàng, ý thức tuân thủ pháp luật…, theo các nhà quản lý giáo dục đều đã được hình thành từ rất lâu nhưng tại các trường vẫn còn coi nhẹ. Muốn xây dựng được văn hóa ứng xử thì trước hết phải hình thành thói quen từ gia đình, nhà trường và cả xã hội. Đặc biệt giáo viên phải là người có văn hóa ứng xử khi tiếp xúc với phụ huynh, học sinh, đồng nghiệp để soi rọi cho học sinh nhìn vào, học tập.

“Chỉ tính riêng việc yêu cầu học sinh không nhuộm tóc, không sơn móng tay, không trang điểm khi đi học, thì chính giáo viên nữ phải hạn chế, điều tiết lại trong cách ăn mặc, trang điểm của mình. Hay yêu cầu học sinh không hút thuốc mà thầy lại phì phèo điếu thuốc thì không thể”, thầy Nguyễn Tấn Tài (Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thiêm, Q.2, TP.HCM) bày tỏ.

Bên cạnh đó, để bộ quy tắc ứng xử được thực hiện một cách trơn tru, nhiều nhà quản lý giáo dục chia sẻ rằng, điều quan trọng không kém là cần có sự chung tay, hỗ trợ và nhìn nhận đúng đắn từ phía gia đình. “Đơn cử như việc học sinh đi xe máy đến trường. Điều này là vi phạm pháp luật, trường nghiêm cấm, tuyên truyền giáo dục rất nhiều. Thế nhưng vẫn không thể nào dẹp được hết tình trạng này. Chỉ tính riêng trong việc này, cha mẹ đóng vai trò nhiều hơn. Nói rộng ra là về văn hóa ứng xử, dù nhà trường có “ra rả”, có siết cỡ nào mà phụ huynh “buông” thì hiệu quả cũng sẽ không cao”, thầy Nguyễn Bảo Quốc nêu băn khoăn.

Chung nỗi băn khoăn, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM) cho biết văn hóa ứng xử cần phải có sự bồi đắp từng chút mỗi ngày, xây dựng cho học sinh ý thức là rất khó nhưng để học sinh “vô ý thức” thì lại rất dễ. “Năm học này nhà trường có đổi mới trong giờ ăn bán trú với hình thức học sinh tự phục vụ. Các em phải xếp hàng, tự phục vụ bữa ăn cho mình. Ban đầu phụ huynh rất phản ứng cho rằng nhà trường làm khổ học sinh. Phải mất một khoảng thời gian dài kiên trì thuyết phục từ phía phụ huynh và học sinh, ý tưởng này mới thành công. Do vậy, nếu phụ huynh không chung tay thì mọi điều, dù bản chất tốt đẹp đến mấy cũng có thể bị phá sản”, cô Trang chia sẻ.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)