Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Xe đưa rước HS: Đề xuất được kinh doanh vận tải hợp đồng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhm khuyến khích đu tư, ci tiến phương tin xe đưa rưc hc sinh (HS) trên đa bàn TP, S GTVT va đ xut UBND TP cho phép thí đim xe đưa rưc hc sinh đưc hot đng kinh doanh vn ti hành khách theo dng hp đng và du lch. Qua đó góp phn ci thin thu nhp cho xe đưa rưc, thúc đy đu tư thay mi phương tin, nhm ngày càng thu hút đông đo HS tham gia.

Các trưng hc có sân rng nên cho xe đưa rưc vào bên trong, va an toàn cho HS va đm bo trt t ATGT trưc cng trưng vào gi cao đim

Đu tư phương tin cht lưng tt

Theo thông tin từ Sở GTVT TP.HCM, sở đang xây dựng “Đề án đầu tư phương tiện xe buýt tham gia đưa rước HS giai đoạn 2018-2020”. Mục tiêu chính của đề án nhằm khuyến khích và huy động đầu tư thay thế phương tiện đưa rước HS có chất lượng tốt, để thay thế những phương tiện đã xuống cấp, thậm chí quá niên hạn sử dụng. Bằng chứng là hệ thống xe đưa rước còn tồn tại 55 phương tiện loại 12 chỗ, thùng hở (còn gọi là xe lam), chưa kể số lượng phương tiện xe đưa rước có niên hạn dưới 10 năm cũng chỉ chiếm 26,63%. Do đó, đề án tập trung phát triển phương tiện có chất lượng tốt, được thiết kế dạng ghế ngồi như xe chạy hợp đồng và tuyến cố định, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, hiện đại; có nhận diện đặc trưng riêng cho loại phương tiện đưa rước HS.

Tuy nhiên, để khuyến khích các thành phần đầu tư thay mới phương tiện như mục tiêu đề án hướng đến, Sở GTVT cho rằng cần khắc phục những khúc mắc hiện có. Vì đặc thù của xe đưa rước HS là chỉ hoạt động lệ thuộc vào thời khóa biểu của nhà trường, trung bình chạy 8 chuyến/ngày với cự ly ngắn (dưới 10km); thời gian hoạt động trong tuần tối đa 5-6 ngày; mỗi năm chỉ hoạt động 10/12 tháng và phải chịu “thất nghiệp” trong thời gian HS nghỉ hè… Từ tình trạng sản lượng khai thác ít, doanh thu và mức trợ giá thấp, nên hệ số khai thác cũng thấp hơn so với phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (hoạt động 7 chuyến/ngày, cự ly 40-60km/ngày). Do đó, nhằm nâng cao khả năng khai thác hiệu quả loại hình xe đưa rước HS, tiết giảm ngân sách cũng như khuyến khích đầu tư thay mới phương tiện nhằm thu hút đông đảo HS tham gia, Sở GTVT đã kiến nghị UBND TP đề xuất Bộ GTVT chấp thuận cho xe đưa rước vừa đưa đón HS, vừa được hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách theo dạng hợp đồng và du lịch. Có như vậy, chất lượng loại hình xe đưa rước mới ngày càng được nâng cao và phát triển, nhằm giúp các em đến trường được thuận lợi và an toàn mỗi ngày.

Kết hp nhiu gii pháp tích cc

Bên cạnh giải pháp thúc đẩy đầu tư thay mới phương tiện theo “Đề án đầu tư phương tiện buýt tham gia đưa rước HS giai đoạn 2018-2020, Sở GTVT cũng đang phối hợp với Ban ATGT TP, Sở GD-ĐT TP triển khai kế hoạch phối hợp thực hiện các giải pháp đảm bảo ATGT tại khu vực trường học trên địa bàn TP. Ông Bùi Xuân Cường (Giám đốc Sở GTVT TP) cho biết, sở đã đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường đảm bảo trật tự ATGT trước cổng trường nhất là vào các giờ cao điểm, đẩy mạnh vai trò tuyên truyền quảng bá loại hình đưa đón HS đến với phụ huynh HS. Đồng thời, đẩy mạnh tiến trình hoàn thành đề án “Phát triển hoạt động đưa rước HS có trợ giá bằng xe đưa rước trên địa bàn TP”. Ngoài ra, đối với các trường không có sân rộng thuận tiện cho việc đón trả HS, các lực lượng chức năng cần tăng cường rà soát và tạo lập các điểm đón trả gần trường học ở những vị trí an toàn và thuận tiện cho các em.

Ông Nguyễn Đức Trị (Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM) cho biết, hiện nay TP chỉ có khoảng 3% HS đi xe đưa rước và 4% đi xe buýt đến trường. Do đó, ông đề xuất đổi mới phương thức phối hợp đưa đón HS đến trường bằng xe buýt có trợ giá, nhằm tăng tỷ lệ HS đến trường bằng xe đưa đón lên 15% trong thời gian sắp tới. Muốn làm được điều này, ông Trị cho rằng cơ quan chức năng cần phối hợp với các trường tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin và thẻ học đường để giám sát số lượng HS đi xe đưa rước mỗi ngày, nhằm thay thế cho cách quản lý thủ công hiện nay, hoặc dùng cách kiểm soát nhận diện dấu vân tay như ở Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm đang làm thí điểm. Bên cạnh đó, ông Trị cũng đề nghị các trường có sân trường rộng nên mở cổng để xe đưa rước vào bên trong đưa đón HS. Đối với những trường có sân hẹp, thì nên tìm những vị trí gần trường để làm bến đưa rước, đồng thời nghiên cứu xây dựng trạm dừng và nhà chờ dành riêng cho HS.

Bàn về vấn đề này, bà Bùi Thị Diễm Thu (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP) cho rằng cần khuyến khích và tập cho các em HS đi xe đưa rước từ cấp THCS, nhằm tạo thói quen đi xe buýt khi các em lên cấp 3. Vì thực tế việc tuyên truyền vẫn được thực hiện đều đặn ở các trường, tuy nhiên mỗi năm chỉ họp phụ huynh 3 lần, nhưng khi đến trường phụ huynh thường chỉ quan tâm đến việc học của con mình, còn các vấn đề liên quan đến ATGT thì ít lưu tâm hơn. Chưa kể ở các gia đình thu nhập ngày càng tốt hơn, nên phụ huynh thường mua xe máy cho con đến trường. Do đó để góp phần tăng tỷ lệ HS đi xe đưa rước, Sở GD-ĐT đang phối hợp với các đơn vị nghiên cứu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đưa rước HS tại các trường, chỉ đạo các trường phối hợp vận động phát triển sản lượng đưa rước HS trong thời gian sắp tới. Đồng thời yêu cầu các trường chủ động kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tổ chức đưa rước HS cho phù hợp, tránh gây ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm ở khu vực cổng trường và xung quanh trường học.

Bài, nh: Bích Vân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)