Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Xe máy điện bảo vệ môi trường bên dòng sông Hàn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ri b công vic n đnh tng theo đui ngót gn 10 năm ti thung lũng Silicon thuc San Francisco (Hoa K), Nguyn Bá Cnh Sơn khăn gói v li quê nhà bên dòng sông Hàn, sáng lp Công ty Dat Bike và cho ra đi mu xe máy đin mang tên Weaver. Sơn kì vng, dòng xe máy đin ca mình s là mt dòng xe thun Vit, khc phc đưc các hn chế lâu nay ca dòng xe này trên th trưng!

Nguyn Bá Cnh Sơn và gic mơ dòng xe máy đin thun Vit

1.Hơn 10 năm trước, cậu học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng rời quê nhà theo học đại học rồi lên thạc sĩ khoa học máy tính ở Mỹ sau tấm huy chương bạc trong kỳ thi Olympic tin học quốc tế lần thứ 20 tổ chức tại Ai Cập. Sơn nói, công việc ở thung lũng Silicon hẳn sẽ ổn định hơn nhưng Sơn chọn quê nhà làm nơi lập nghiệp dù sự khởi đầu này cực kì khó khăn.

“Em rất yêu Đà Nẵng. Hồi đang học cấp 2, chiều nào cũng cùng chúng bạn đạp xe đi dạo phố, ra bờ sông Hàn hóng gió. Sau này đi học đại học rồi làm việc, mỗi lần trở về từ Mỹ, nhận thấy những đổi thay của quê hương, em rất vui. Tuy nhiên, ở bất cứ đâu cũng vậy, sự phát triển lúc nào cũng tồn tại hai mặt. Tình trạng người tham gia giao thông bằng xe máy ngày càng nhiều kéo theo khói bụi xả ra môi trường một lượng không nhỏ. Từ đó em muốn góp chút công sức mình để làm một điều gì đó giúp quê hương, hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như xây dựng thành phố du lịch xanh sạch đẹp. Đó là lý do em tìm tòi nghiên cứu, sản xuất ra dòng xe máy điện này”, Sơn bày tỏ.

Năm 2017, Sơn bắt đầu nảy ra ý tưởng nghiên cứu về dòng xe máy điện bảo vệ môi trường. Một năm sau đó, Sơn bắt tay vào thực hiện. “Khó khăn đầu tiên em phải đối mặt là vốn kiến thức để thực hiện ý tưởng của mình. Ngày đó em vừa tìm tòi học trên mạng từ môn vật lý cấp 3 và cả đại học về cơ điện, khí động học, công nghệ pin, thậm chí học cả các phần tiện, phay gia công cơ khí, làm bo mạch điện tử…”, Sơn kể lại.

Nguyn Bá Cnh Sơn và cng s trong mt ln chinh phc đnh Sơn Trà bng xe máy đin do Sơn sáng chế

2.Vừa tìm tòi học hỏi vừa tiến hành nghiên cứu, sáng tạo. Sơn còn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các đồng nghiệp, bạn bè và các chuyên gia tại Mỹ trong lĩnh vực sáng tạo này. Chiếc xe đầu tiên được Sơn thiết kế với kiểu dáng thể thao, khá gọn nhẹ. Để thử nghiệm độ bền của xe, có nhiều ngày ở San Francisco rất lạnh, Sơn một mình chạy xe trên đường dài. Có khi nguồn điện cạn giữa chừng, Sơn dừng lại sạc tiếp, cũng có khi xe hỏng, Sơn lại phải nhờ bạn đến chở về. Ngần ấy vất vả chưa đủ, với Sơn vất vả nhất là khâu kêu gọi vốn đầu tư để phát triển dòng xe này. Ngót một năm ròng rã vừa gọi vốn vừa thử nghiệm và hoàn thiện dần các công năng xe. Khi có một thiết kế vừa ý, Sơn quyết định trở về Đà Nẵng, thuê một không gian trong khu Thương xá chợ Hàn làm xưởng nghiên cứu, sản xuất.

“Khát vng ca em là vi dòng xe mang thương hiu ca mình, khi đưc nhiu ngưi s dng thì mi ngưi đi trên ph đu không phi đeo khu trang vì ô nhim không khí”, Sơn bc bch.

Đầu năm 2019, Sơn cùng một người bạn Mỹ đồng sáng lập Công ty Dat Bike. Mẫu xe máy điện đầu tiên của Sơn ra đời có tên gọi Weaver. Bản quyền thương hiệu đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Sơn bảo, xe máy điện này có tốc độ 70km/giờ, ngang với tốc độ trung bình của nhiều xe gắn máy chạy xăng hiện nay. Xe sử dụng nguồn năng lượng từ pin Lithium-ion có tuổi thọ 10 năm (gấp gần 5 lần so với pin của các dòng xe máy điện hiện có trên thị trường). Theo Sơn, mỗi lần sạc đầy pin cho mỗi chiếc xe mất 3 giờ đồng hồ. Lượng pin này có thể chạy tối đa 100km. Nếu so sánh chi phí tiền điện thì mỗi lần sạc xe máy điện này mất khoảng 4.000 đồng, so với xe máy chạy xăng mỗi lần di chuyển 100km phải bỏ ra khoảng gấp 10 lần.

3.Ngay khi hoàn thiện những chiếc xe đầu tiên, Sơn và cộng sự đã cho xe chạy thử vượt đèo Hải Vân – cung đường đèo có độ cao tầm 1.700 mét so với mực nước biển được cho là cung đường hiểm trở nhất miền Trung. Tiếp đó, để cải thiện thêm tốc độ chạy đèo, nhóm của Sơn cũng đã chạy thử lên đỉnh Sơn Trà. Vượt đèo là cú bứt phá ngoạn mục mà chưa có dòng xe máy điện, đạp điện nào làm được. Sơn nói, việc chạy thử vừa để thử độ bền, tốc độ vượt dốc cũng như tiếp tục tìm ra yếu điểm để hoàn thiện hơn.

Hiện Sơn đã bán ra thị trường được hơn 20 chiếc xe máy điện Weaver. Đây là thành công bước đầu sau một quá trình nỗ lực của cả nhóm. Mục tiêu của Sơn và các cộng sự là đến cuối năm 2019, sẽ sản xuất 300 chiếc. Sơn cũng đang nghiên cứu thị trường để đưa xe máy điện này vào phục vụ cho khách du lịch thuê với mức giá 100 ngàn đồng/ngày ở một vài thành phố lớn như Đà Nẵng, TP.HCM. Về lâu dài, Sơn còn nghĩ đến việc thay đổi đa dạng mẫu mã xe để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Bài, nh: Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)