Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Xe quần áo 0 đồng của chú Tư Ẩn

Tạp Chí Giáo Dục

Hình nh ông c ngoài 80, có thân hình nh nhn, đeo mt kính râm chy chiếc xe ba gác đin đi bán qun áo khp các no đưng Sài Gòn đã tr nên quen thuc đi vi nhiu ngưi. Điu đc bit là xe qun áo ca ông ch dành riêng cho ngưi nghèo vi giá 0 đng. Nh xe qun áo này, nhiu ngưi đã có đưc nhng b qun áo chn chu, tươm tt.


Ông Tư bên chiếc xe bán qun áo 0 đng

Người làm công việc không hề đơn giản này chính là ông Nguyễn Văn Tư (tên thường gọi là Tư Ẩn) trú tại số 126/15/4 ấp 3, xã Long Thới, huyện Nhà Bè. Ông Tư Ẩn là một trong hơn 80 cá nhân vừa được UBND TP.HCM tặng Bằng khen tuyên dương người thầm lặng mà cao cả lần 2 năm 2021.

Cho đi ch cn nhn li ni

Mấy ngày nay nắng Sài Gòn như đổ lửa, cái nóng hầm hập làm nhiều người rất ái ngại khi ra đường, vậy mà ông Tư vẫn chạy chiếc xe ba gác chở quần áo cũ bán cho người nghèo với giá 0 đồng. Chiếc xe của ông lăn bánh khắp các nẻo đường, từ khu công nghiệp, bệnh viện đến xóm trọ… Nơi nào tập trung nhiều người lao động, người nghèo chiếc xe của ông đều tìm đến dù đó là ngày nắng hay ngày mưa.

Đang đậu tại một góc đường Tôn Thất Thuyết (Q.4), thấy tôi dừng lại nhìn xe quần áo, ông Tư mỉm cười hỏi: “Cháu lấy quần áo hả, thích bộ nào lựa đi, ông bỏ vô bịch cho, tất cả đều 0 đồng”. Tôi đáp: “Dạ con không mua quần áo, ông Tư trò chuyện với con một chút nghen”. Ông nhanh chóng đồng ý và mời tôi vào quán nước gần đó để trò chuyện, thỉnh thoảng ông lại ngoái nhìn chiếc xe quần áo để kịp thời hỗ trợ khi có người đến lựa đồ. Đưa tay áo quệt đi những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, sau đó uống một ngụm nước trà, ông Tư mới nói về cái duyên mà ông gắn bó với chiếc xe này.

Theo lời ông Tư, cách đây hơn 10 năm ông đã có thói quen đi chùa, việc đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều mảnh đời khó khăn, nghèo khổ đã khiến ông chạnh lòng rồi trăn trở. “Hồi đó tôi nghĩ, mình hay chạy xe máy đi một mình, phía sau xe còn chỗ trống sao mình không mang theo cái gì đó để có gặp người khó khăn mình cho luôn. Thử bàn bạc với vợ, rất may được bà ủng hộ nên tôi mới gắn bó với công việc này cho đến bây giờ” – ông Tư nhớ lại.

Ban đầu với đồng vốn khiêm tốn hai vợ chồng già mang đi mua lại quần áo cũ rồi mang về giặt ủi cẩn thận, sau đó xếp vào túi mang đi cho, dần dần nhiều người biết đến nên đã đem quần áo đến ủng hộ. Trung bình, mỗi ngày ông Tư cho đi khoảng 50 bộ quần áo cũ, giúp nhiều mảnh đời khó khăn có bộ quần áo chỉn chu, tươm tất.


Ông Tư ph khách b qun áo vào bch

Việc chở đồ nhiều, cộng thêm phần già cả, mắt mờ, tay chân yếu ớt nên ông Tư thường hay bị té ngã trên đường. Biết được tấm lòng của ông, một mạnh thường quân giấu tên đã mang chiếc xe ba gác điện đến tận nhà trao tận. Từ khi có chiếc xe ba gác, việc đi lại của ông Tư đã dễ dàng hơn, chiếc xe rộng, giúp ông treo quần áo ngay ngắn, thẳng hàng, mọi người dễ thấy. Điều mà ông Tư vui nhất là ngày nào cũng có người nhận quần áo, nhìn họ vui, lấy thêm đồ về cho anh em, con cháu, bạn bè… ông Tư càng cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa.

Ông Tư chia sẻ: “Có lần, có người thấy xe quần áo của tôi rất muốn đến lựa nhưng hơi ngại. Thấy vậy tôi làm cái bảng viết dòng chữ “Quần áo tự chọn giá 0 đồng” bên hông xe để mọi người an tâm đứng chọn cái quần, cái áo ưng ý được lâu hơn…”.

Xem khách hàng là thưng đế

Mỗi ngày, ông Tư phải chạy xe hàng chục cây số để đi “bán” quần áo, có những hôm đi chuyến xa ông phải dậy từ lúc 5 giờ để chuẩn bị. Ông không chỉ chạy xe đến các khu vực gần nhà, trung tâm TP mà ông còn ra tận ngoại thành, đến với xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ để đem những bộ quần áo đến với người nghèo, trẻ em khó khăn. Mỗi điểm dừng xe, ông đều nán lại để nói chuyện với mọi người. Với ông Tư, công việc này không những không vất vả mà đổi lại ông càng thấy vui hơn, tinh thần thoải mái, phấn chấn khi mỗi ngày được chạy xe đi hết chỗ này đến chỗ nọ. Việc đi lại thường xuyên còn giúp ông Tư ngày càng khỏe hơn, dẻo dai hơn.

Dù bán đồ giá 0 đồng nhưng ông Tư lúc nào cũng ân cần, vui vẻ với khách. Với từng người tới nhận quần áo, ông lại có những lời động viên, chia sẻ hết sức tình nghĩa, thể hiện sự gần gũi xuất phát từ trái tim nhân hậu: “Cháu lựa cái nào thì lựa đi, ông lớn tuổi nhìn không rõ, lựa xong để ông bỏ vào bịch cho mang về”. Hay “Nhà còn ai không, cháu lựa bộ nào vừa mang về cho họ mặc cho vui, muốn lấy mấy bộ thì cứ thoải mái”.

Vừa lựa xong bộ đồ, cô Nguyễn Thị Hà (50 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè) chia sẻ: “Tôi biết chú Tư nhiều năm nay, chú rất thân thiện, dễ mến. Nhờ xe đồ của chú mà tôi luôn có đồ đẹp để mặc, đỡ tốn một khoản kinh phí sắm đồ, số tiền đó để lo cho ông chồng bệnh tai biến nằm một chỗ”.

Có th vài năm na thôi ông Tư phi gác li công vic bán qun áo 0 đng ca mình khi sc khe không còn cho phép. Nhưng vi mi ngưi, hình nh ông c tóc bc phơ, chy xe ba gác bán qun áo 0 đng vn còn mãi trong trí nh khi nhc đến mt Sài Gòn hào hip, nghĩa tình.


Ông Tư tng v bó hoa sau mt ngày bán qun áo 0 đng v

Cuộc sống không quá giàu sang nhưng vợ chồng ông Tư rất vui vẻ, hài lòng. Mỗi ngày, ông thì chạy xe ba gác bán quần áo 0 đồng, còn bà thì ra quán phụ con. Tiền tiêu xài mỗi tháng của ông bà đều do các con lo. Bà Lê Thị Bé (66 tuổi, vợ ông Tư) chia sẻ: “Ổng vất vả nhiều rồi, bây giờ ở cái tuổi gần đất xa trời cứ để ổng làm việc mình thích. Ông ấy coi chiếc xe như là bạn tri kỷ mà có lẽ quãng thời gian còn lại của cuộc đời, ông sẽ gắn liền với nó…”.

Nghĩ vậy mà bà Bé luôn hỗ trợ chồng trong công việc thiện nguyện. Mỗi ngày đều giúp ông sắp xếp quần áo treo lên xe, có ai cho đồ thì giặt sạch rồi phân thành từng loại riêng.

Chị Nguyễn Thị Kiều Trinh (con gái út ông Tư) cho biết: “Thấy ba lớn tuổi mà ngày nào cũng chạy xe hàng chục cây số chị em tôi cũng lo nhưng không cho ba đi ba không chịu vì đó là niềm vui của ông. Với lại ở nhà là ông đổ bệnh, còn đi như vậy mà thấy ông vui hẳn lên, sức khỏe tốt hơn vì vậy chúng tôi cũng chiều theo ý ba”.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Bình luận (0)