Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Xe tự chế chạy bằng niềm đam mê

Tạp Chí Giáo Dục

Sau hơn 2 tun mày mò thc hin, nhiu hc sinh Trưng THPT Hip Bình (Q.Th Đc, TP.HCM) đã có nhng chiếc xe thế năng vi đy đ màu sc, hình dng sáng to. Nhng ni tươi hào hng cùng thành qu ca mình t tin bưc vào cuc đua.

Chun b cho xe xut phát

Hào hng thiết kế xe thế năng

Ngày 7-1, từ hơn 100 mô hình xe thế năng do những học sinh đam mê nghiên cứu khoa học thiết kế, sau vòng sơ loại, các thầy cô tại Trường THPT Hiệp Bình đã chọn được 22 mô hình xuất sắc nhất để vào cuộc đua chung kết đầy gay cấn. Dưới sự cổ vũ của học sinh toàn trường, những chiếc xe dường như được tiếp thêm năng lượng chạy bon bon qua từng vạch đo. Khi các xe chỉ chênh nhau vài milimet càng khiến cuộc đua thêm phần kịch tính, sôi động hơn bao giờ hết. Với thành tích hơn 9 mét, chiếc xe thế năng có tên “lambogini” của Nguyễn Tuấn Kiệt (lớp 10A8) đã vươn lên dẫn đầu, giành được giải nhất chung cuộc. Tuấn Kiệt ôm lấy thành quả vào lòng với sự nâng niu trân trọng, nụ cười tỏa nắng giữa những tràng pháo tay tán thưởng, khích lệ của thầy cô và bạn bè. Nói về chiếc xe đặc biệt của mình, Tuấn Kiệt chỉ tay vào từng bộ phận, tỉ mỉ miêu tả: “Xe của em gồm khung làm bằng ống nước, 4 bánh xe lớn và 4 bánh xe nhỏ đều bằng thép, bánh xe lớn ở bên ngoài và bánh xe nhỏ ở bên trong. Để xe có thể chạy một cách trơn tru, em thiết kế thêm 8 ổ bi. Ngoài ra, phải kể đến 2 trục và nhiều ốc vít…”. Tuấn Kiệt cười kể thêm: “Ban đầu ý tưởng của em là dùng những ống nhựa kết nối thành khung, lấy ống nhựa khác làm bánh xe gắn vào khung, nhưng làm xong xe bị lệch, bánh xe chạy không chắc chắn, phải tháo bỏ. Nhiều lần thất bại em vẫn không bỏ cuộc. Dựa vào những kiến thức về quán tính, khối lượng của vật thể… dần dần em rút ra được kinh nghiệm rồi cải tiến mô hình trở thành như bây giờ. Sau đó, chiếc xe của em đã lăn bánh chạy êm ru. Tối hôm qua em còn nghĩ phải cố gắng làm sao để đạt giải thưởng, và nay đã đạt giải nhất thật rồi. Bây giờ em đã có thêm ý tưởng để thiết kế nhiều xe khác, hiện thực hóa bài học vào thực tế không khó chút nào”.

Không còn là phong trào

Không chỉ Tuấn Kiệt, Trần Trung Nhân (lớp 12A5) luôn cười tươi bày tỏ sự hào hứng. Trung Nhân là học sinh đã đạt giải nhất cuộc thi xe thế năng cấp cụm được tổ chức tại Hội trại truyền thống 9/1 trước đó 1 ngày. Em cho biết bắt đầu mò mẫm thực hiện mô hình từ hơn 2 tuần trước. Để hiện thực hóa được ý tưởng của mình, Trung Nhân đã phải tìm đến nhiều tiệm vật liệu xây dựng và tiệm đồng nát cũ để chọn những bộ phận, thiết bị ưng ý. Chọn xong xuôi, Trung Nhân vận dụng đúng theo những kiến thức được học trong môn vật lý (momen lực, lực ma sát…), tuy nhiên chiếc xe chỉ chạy được vài bước chân rồi méo xệch ra khỏi đường chạy, chệnh choạng dừng lại. Suốt 5 lần sửa chữa, thử đi thử lại, rồi kiểm tra lại, Trung Nhân mới phát hiện nhược điểm của chiếc xe chính là độ vuông góc bị sai lệch. Khắc phục được thiếu sót, một lần nữa kiểm tra lại những kiến thức, Trung Nhân hồi hộp thử lại mới thở phào trước những vòng quay nhịp nhàng của bánh xe. “Nhiều lần xe bị hỏng em chỉ nghĩ do thiết bị, không nghĩ đến lý do mình vận dụng kiến thức chưa đúng. Nhiều lần cảm thấy khó quá, định bỏ cuộc nhưng nay xe đã hoàn thành, chạy được tốt em mới cảm thấy kiến thức khá dễ, khá thực tế”, Trung Nhân cười chia sẻ.

Hc sinh Trưng THPT Hip Bình hào hng vi cuc đua xe thế năng

Ngồi bên cạnh Trung Nhân, Phạm Thái Khánh (lớp 11A14, mô hình xe của Thái Khánh cũng đạt giải nhì trong cuộc thi xe thế năng cấp cụm) tiếp lời: “Em cũng như Nhân, lúc đầu nhiều lần cảm thấy khó, phần vì không tìm được vật liệu để làm xe, phần lơ mơ chưa biết áp dụng kiến thức như thế nào cho đúng. Nhiều lần em thiết kế bánh xe nhưng khi dùng khoan tay thì bánh lại bị nứt, bể, sau phải nhờ người ta khoan cắt bằng máy. Về kiến thức, em nhờ thầy cô chỉ dạy thêm, rồi nhiều lần tự sửa chữa, căn chỉnh lại mô hình cho đến khi xe chạy được mới thôi. Xe đạt giải nhì, em rất vui. Giờ em đã không còn thấy khó, mà ngược lại hiểu rằng kiến thức không chỉ trên lý thuyết mà vận dụng được cả vào thực tiễn, rất gần gũi với đời sống. Sắp tới em dự định tiếp tục nghiên cứu để tìm ra phương án cho xe tiếp tục chạy xa hơn…”.

Cô Nguyễn Thị Hồng Mai (Tổ trưởng Bộ môn vật lý, chủ nhiệm CLB Vật lý Trường THPT Hiệp Bình) chia sẻ: “Từ khi phát động cuộc thi, nhà trường đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của học sinh, nhiều em tham gia với tinh thần và niềm đam mê rất cao. Trong đó, rất nhiều em có ý tưởng tốt, sáng tạo, gần gũi với thực tế, có sự đầu tư cho sản phẩm của mình. Đặc biệt, sau cuộc thi chúng tôi nhận thấy rằng các em không chỉ vận dụng tốt kiến thức được học trước đó mà càng say mê với bộ môn hơn. Đây là sự thành công ngoài sức mong đợi”. Cô Mai cho biết thêm, với mục tiêu “học đi đôi với hành”, tăng cường giáo dục STEM, ngoài cuộc thi, nhiều năm nay CLB Vật lý luôn có các hoạt động thiết thực giúp học sinh học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn như: thiết kế khu vui chơi trẻ em, máy hút bụi…

Đánh giá về hoạt động trên, thầy Nguyễn Văn Hiệp (Hiệu trưởng nhà trường) nhấn mạnh: “Dù chỉ là cuộc thi cấp trường nhưng đã có sức lan tỏa rộng trong học sinh, nhiều em đã thể hiện được ý tưởng, sự sáng tạo và say mê trong học tập và hoạt động. Nhà trường đã xác định đây không còn là phong trào thi đua hay trò chơi mà là nhiệm vụ học tập”.

Hoài Thương

 

Bình luận (0)