Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Xếp hạng các trường đại học trên thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

Mỹ bớt ngự trị, Anh cải thiện thứ hạng, còn Trung Quốc và Hàn Quốc đang thu hẹp khoảng cách. Đó là nhận định chung của rất nhiều người khi kết quả xếp hạng các trường đại học trên thế giới năm 2009 được công bố.

Châu Âu dần chiếm ưu thế
Anh đã cải thiện chỗ đứng trong xếp hạng các đại học trên thế giới, chiếm giữ 4 trong số 6 trường ở top đầu tiên và hiện diện nhiều hơn trong số top 100 toàn cầu.
Thành tích của các nước châu Á đề cao cảnh báo thành công của Anh gặp nguy cơ nếu không đầu tư nhiều hơn vào cuộc “cạnh tranh khốc liệt” này. 
Đại học Havard của Mỹ vẫn đứng đầu bảng xếp hạng thế giới trong 6 năm liên tiếp. Nhưng Đại học Cambridge của Anh leo lên thứ nhì, đẩy Đại học Yale xuống hạng ba.
Đại học Tokyo, xếp hạng 22, là thứ hạng cao nhất của các trường đại học châu Á
Xếp thứ tư là Trường Đại học London. Hai trường đồng chiếm hạng 5 là Trường Hoàng gia London (hạng 6 năm 2008), và Đại học Oxford, rớt từ hạng 4 hồi năm 2008.
Steve Smith, Giám đốc các đại học Vương quốc Anh, nói: “Những thứ hạng này cho chúng ta một chỉ dẫn hữu ích về sự phát triển của lĩnh vực giáo dục cao đang phát triển tại Anh. Mặc dù cạnh tranh khốc liệt, Anh vẫn tiếp tục nằm trong các thứ hạng dẫn đầu. Chúng ta chỉ xếp thứ nhì sau Mỹ, họ chi gấp hai lần chúng ta xét về tỷ lệ thu nhập quốc gia, và chúng ta đang thu hẹp khoảng cách”. 
Nhưng ông nói thêm: “Rõ ràng những nước như Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào hệ thống giáo dục cao của họ, nên chúng ta không thể cho rằng chúng ta cứ thế đương nhiên giữ mãi vị trí dẫn đầu”.
Sau Oxford và Trường Hoàng gia, 10 vị trí tiếp theo trên bảng đều toàn là của Mỹ.
Nhưng sự thống trị của Mỹ trong giáo dục cao trên thế giới rõ ràng đang thụt lùi: họ chỉ có 32 đại học trong top 100 năm nay, so với 37 trường hồi năm ngoái.
10 ĐẠI HỌC ĐẦU BẢNG NĂM 2009

Đại học Harvard
Đại học Cambridge
Đại học Yale
Trường Đại học London
Trường Hoàng gia London*
Đại học Oxford*
Đại học Chicago
Đại học Princeton
Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT)
Đại học Kỹ thuật California
Đại học Vấn đề Tài nguyên Columbia
* Mang dấu này là hai trường cùng thứ hạng.
Trong top 200, có 4 đại học của Mỹ bị văng khỏi danh sách, và hiện chỉ còn 54 so với 58 cách đây một năm. Còn Anh có 29 trường trong top 200.
Vị thế của Đức cũng được cải thiện, với thêm Đại học Karlsruhe lọt vào top 200 (hạng 184). Vị trí tốt nhất của Đức là Đại học Kỹ thuật Munich, tăng từ hạng 78 lên 55.
Na Uy (với 2 trường trong top 200), Thụy Điển (với 5) và Nga (với 2) đều cải thiện các trường đại diện cho nước mình.
Trường chiếm vị trí cao nhất ngoài Mỹ và Anh là Đại học Quốc gia Úc, rớt một hạng từ 16 xuống 17. Úc vẫn giữ được vị trí của mình trong bảng xếp hạng, với 8 trường đại học trong top 100 so với 7 hồi năm ngoái.
Trường có thứ hạng cao nhất của Canada là Đại học McGill, ở vị trí 18, tăng hai bậc so với năm ngoái. Nhìn chung, Canada hơi tụt lại, khi năm nay chỉ còn 11 trường trong top 100, trong khi con số này là 12 hồi năm trước. Nhìn chung châu Âu có 39 trường đại học trong top 100, tăng từ 36 trường trong năm 2008.
Châu Á đang dần vươn lên
Nhật Bản có 11 trường trong top 200, tăng thêm một, và trong top 100 tăng từ 4 thành 6. Đại học Tokyo, xếp hạng 22, là thứ hạng cao nhất của các trường đại học châu Á.
Hong Kong có 5 trường trong top 200, so với 4 hồi năm ngoái, trong đó có 3 trường trong top 50: Đại học Hong Kong, tăng 2 thứ hạng lên 24; Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hong Kong tăng 4 hạng lên 35 và Đại học Trung Quốc ở Hong Kong, tụt 4 hạng xuống 46. Tăng nhanh nhất là Đại học Đô thị Hong Kong lên 23 bậc, từ 147 lên 124.
Trung Quốc đại lục vẫn giữ vững vị trí, với 6 trường trong top 200.
Hàn Quốc cũng tăng đại diện trong bảng tổng sắp, với 4 trường trong bảng so với 3 hồi năm ngoái, trong đó thứ hạng cao nhất là Đại học Quốc gia Seoul, tăng từ hạng 50 lên 47.
Tại châu Á, số trường đại học tăng từ 14 (năm 2008) lên 16.
Xếp hạng năm nay cũng căn cứ vào thăm dò ý kiến của các viện sĩ và số cơ sở tuyển dụng sinh viên ra trường trên khắp thế giới, nhưng với số người được hỏi nhiều hơn năm ngoái. Năm nay có 9.386 viện sĩ (so với 6.354 trong năm 2008) và 3.251 cơ sở tuyển dụng (so với 2.339 trong năm 2008) đã trả lời thăm dò.
(Theo BBC và Reuters)
Quang Hùng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)