Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Xếp hạng ĐH: “Chúng ta chưa có kinh nghiệm”

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Xếp hạng ĐH thành công, sinh viên và phụ huynh sẽ là những người được hưởng “lợi”“Nói đến xếp hng ĐH là nói đến mt lot vn đề khác nhau, đầy thách thức trong khi đó, chúng ta chưa có kinh nghim v lĩnh vc này” – TS Nguyễn An Ninh, Cc trưởng Cục Kho thí và Kim định cht lượng (Bộ GD-ĐT) tha nhn.

Cũng theo TS Ninh, kể từ năm 1983, khi Bản tin thế giới và tin tức Hoa Kỳ (U.S. New and World Report) bắt đầu chương trình hàng năm xếp hạng các trường ĐH, CĐ Hoa Kỳ tốt nhất, một làn sóng các hoạt động cuồng nhiệt trỗi dậy, bắt đầu từ Hoa Kỳ, Canada sau đó lan ra nhiều quốc gia khác.

Trong hai mươi năm gần đây, xếp hạng và lập bảng phân loại giáo dục ĐH trở thành mối quan tâm lớn không chỉ đối với báo chí, khu vực tư nhân mà cả chính phủ.

Việc xếp hạng sẽ thúc đẩy các trường ĐH hàng đầu tiếp tục phấn đấu vươn lên tầm cao mới. Vì vậy, xếp hạng là vấn đề tranh cãi nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển và ngày càng được nhiều người quan tâm.

Dữ liệu do các trường ĐH cung cấp chưa có độ tin cậy

Quyết tâm của Bộ GD- ĐT là đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 1 trường ĐH được xếp hạng trong số 200 trường ĐH hàng đầu thế giới. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng sẽ là đơn vị giữ trách nhiệm chính trong việc “dẫn dắt” hệ thống ĐH Việt Nam đến con đường này.

Hiện, định hướng của Cục trong việc xếp hạng ĐH Việt Nam là theo bảng xếp hạng trên thang đo toàn cầu- một hệ thống xếp hạng xuyên quốc gia. Trong đó, các trường ĐH chuyên ngành có thể tham gia các hoạt động xếp hạng của từng lĩnh vực chuyên môn.

Để chuẩn bị cho việc này, Bộ GD- ĐT đang triển khai khảo sát thực trạng của các trường ĐH với 23 chỉ số nhằm đưa ra một bức tranh về hiện trạng các trường ĐH ở Việt Nam. Với các kết quả thu thập được từ khảo sát này, chỉ cần sắp xếp các thông tin thu thập thì có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu phuc vụ được việc xếp hạng các trường ĐH.

Tuy nhiên, theo TS Phạm Xuân Thanh, Cục phó, thì thực tiễn khảo sát các trường ĐH trong năm 2007 cho thấy, dữ liệu do các trường ĐH cung cấp nhiều khi chưa có độ tin cậy cao. Mặt khác, hiện nay không có đủ kinh phí để thu thập tất cả các dữ liệu cần thiết nên có thể phải chấp nhận trong thời gian đầu chỉ có một số dữ liệu nào đó được thu thập. Điều này dẫn đến việc xếp hạng ban đầu ở Việt Nam có thể chưa toàn diện.

Xếp hạng cái gì?

Cùng đó, để xếp hạng, Việt Nam đang lúng túng như “gà mắc tóc” trong một loạt câu hỏi: Xếp hạng ĐH thì làm thế nào để làm rõ được chúng ta phải đo cái gì?

Giáo dục ĐH có 3 chức năng chính: đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ xã hội. Vậy chúng ta nói đến xếp hạng là xếp hạng cái gì?

Có thể đó là chất lượng đào tạo của nhà trường? Có thể đó là các thành tựu nghiên cứu khoa học? Hay đó là kết quả dịch vụ xã hội? Hay cả 3 gộp lại?

Các chỉ số xếp hạng có phản ánh đúng chất lượng các trường Đ H không? Cần phải giải thích rõ ràng vì sao phải sử dụng những chỉ số này mà không phải là những chỉ số khác? Ai sẽ công bố các kết quả xếp hạng? Nhà nước có thể khuyến khích hỗ trợ nhưng Nhà nước có nên đứng ra công bố xếp hạng hay không hay để các trường ĐH, các đơn vị nghiên cứu hay các tạp chí đứng ra công bố?

Điều lo ngại của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng chính là các câu hỏi này không phải lúc nào cũng được giải đáp một cách thoả đáng và việc xếp hạng ĐH ở Việt Nam sẽ luôn gây tranh cãi.

Sức ép lên hệ thống ngoài công lập

Một trong những lý do để Việt Nam đã đến lúc không thể không tiến hành xếp hạng ĐH, như theo phân tích của PGS Nguyễn Phương Nga, thì “Chính sách của Bộ GD- ĐT cho phép thành lập các trường ĐH tư thục đã giúp số trường ĐH tăng lên đáng kể, thu nhận thêm một lượng lớn sinh viên theo học. Năm 2000 chỉ có 96 trường ĐH nhưng đến năm 2006 đã có 139 trường ĐH. Nhiều ngành học mới mở đã được mở ra để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, sự gia tăng về số lượng của các trường ĐH không đồng nghĩ với chất lượng giáo dục ĐH.

Xếp hạng các trường ĐH tại Việt Nam là một cách tiếp cận để thúc đẩy các trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo”

Trong hội nghị tổng kết 10 năm giáo dục ĐH được Bộ GD- ĐT tổ chức hồi cuối tháng 8 vừa qua, nhiều đại biểu đã có cùng chung kết luận rằng trong 10 năm qua, hệ thống ĐH ngoài công lập chưa hề gây được tiếng vang nào ngoài tiếng… xấu như: Cơ sở vật chất tồi tàn như ĐH Đông Đô, ĐH Tư thục Công nghệ thông tin Gia Định…phải thuê hoàn toàn cơ sở bên ngoài; đội ngũ giáo viên thiếu thốn, học phí thì luôn ở mức trên trời…

Đã thế, số trường ngoài công lập lại được ra đời với tốc độ phi mã. Năm 1998, chỉ có 16 trường ngoài công lập, nhưng đến năm 2008 là 64 trường, tăng gấp 4 lần.

Rõ ràng, với tình trạng tồn tại và phát triển như vậy thì việc xếp hạng ĐH không phải là một “cuộc chơi” dành cho hệ thống các trường ĐH ngoài công lập của Việt Nam.

Mai Minh (Dân trí)

 

Bình luận (0)