Nếu như việc đánh giá học lực của học sinh (HS) theo các mức độ: "giỏi, khá, trung bình, yếu" của giáo viên (GV) thường chính xác, thì việc xếp loại kết quả rèn luyện đạo đức lại không đơn giản.
Xếp loại đạo đức học sinh không dễ. Ảnh minh họa
|
Điều dễ thấy khi nhìn vào cả trăm cuốn học bạ, lời phê của GV đều na ná nhau: khen thì "chăm ngoan, có tiến bộ", phê thì "trong lớp còn mất trật tự" hoặc "chưa cố gắng trong học tập"… Nhiều GV muốn nêu rõ ưu, nhược điểm từng mặt để HS sửa chữa, tiến bộ nhưng không dễ, cũng không mấy người làm được. Việc khái quát với vài từ: "tốt, khá, trung bình, yếu" không thể phản ánh đúng khả năng, sự tiến bộ của từng HS. Thử nghĩ, nếu đơn vị tuyển dụng nào muốn đánh giá khả năng, sở trường của các em sau khi ra trường để có cách thức bồi dưỡng, phân công công việc phù hợp cũng thật khó.
Vì nhiều lý do, việc đánh giá của GV cũng chưa thực sự khiến HS tâm phục, khẩu phục. Nhiều HS được đánh giá "khá, tốt", nhưng thực chất trong số đó, có em chưa đáng được xếp vào mức ấy. Ngược lại, đánh giá quá khắt khe hoặc chưa thấy hết sự cố gắng của HS thì hình ảnh thầy, cô giáo dễ bị ảnh hưởng, nhất là trong bối cảnh xã hội phức tạp như hiện nay. Còn HS, vì muốn được xếp loại "tốt, khá" đã không còn nhiệt tình tranh luận, bảo vệ chính kiến trước thầy, cô…
Thực tế ấy cho thấy, việc xếp loại đạo đức HS không phải dễ song rất cần sự thận trọng, chính xác, khích lệ được HS ngày càng tiến bộ.
Minh Đức (HNM)
Bình luận (0)