Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Xét tuyển ĐH, CĐ 2018: Chỉ nên đăng ký tối đa 5 nguyện vọng

Tạp Chí Giáo Dục

Trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh – Sáng tương lai” ln 10 năm 2018 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi S GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc din ra ti Trưng THPT Tây Thnh (Q.Tân Phú), các chuyên gia đã khuyên hc sinh chn ngành ngh phi phù hp vi bn thân đ không b đào thi, chn ngành hc trưc ri mi đến chn trưng…

Chuyên gia tư vn đang gii đáp nhng thc mc v ngành ngh cho hc sinh trong trưng

Hc… gn lin vi nhu cu doanh nghip

Đây là lưu ý đầu tiên của các chuyên gia với học sinh trong quá trình lựa chọn ngành nghề và môi trường học tập. Theo các chuyên gia, chỉ khi gắn liền với doanh nghiệp thì mới có yếu tố thực tế, không bị tụt hậu và đào thải sau khi ra trường. “Dù học bất cứ ngành nghề nào, lựa chọn bất cứ trường nào thì cũng phải đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp nếu các em không muốn bị đào thải sau khi ra trường”, ThS. Lê Bình Trung (Trưởng ban Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH FPT) nhắn nhủ.

ThS. Trung cho rằng lý thuyết “sống còn” này trường học không thể dạy được mà chính bản thân các em phải tự mình cố gắng bằng một thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc. Để các doanh nghiệp có thể “trải thảm” mời bản thân sau khi ra trường, theo ThS. Trung, học sinh ngay từ bây giờ phải tuân thủ theo quy tắc “5 chữ C”: Trước hết là ngoại ngữ, phải giao tiếp tiếng Anh một cách thành thạo. Phải biết cách học để sáng tạo. Học để có thể tư duy một cách độc lập. Học để học tập suốt đời, luôn luôn phải tự học và dấn thân. Sau cùng là học phải để kiến tạo, làm nên những giá trị hữu ích của cuộc sống.

Là một trong những trường ĐH tiên phong đào tạo theo hướng gắn liền với doanh nghiệp, đại diện Trường ĐH Công nghệ TP.HCM chia sẻ, khi học gắn liền với doanh nghiệp, sinh viên sẽ ít có nguy cơ thất nghiệp sau khi ra trường. Đặc biệt, trong ngành ngôn ngữ Nhật, khi học tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ngoài việc được theo học một học kỳ Nhật Bản tại đất nước này, sinh viên còn được học song song thêm một ngành khác như cơ khí ô tô, chế tạo ô tô…; để sau khi ra trường, các em có thể làm việc theo hướng đa ngành nghề, thích ứng một cách dễ dàng với doanh nghiệp, nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, đại diện trường này cũng lưu ý học sinh rằng, khi theo học những ngành ngôn ngữ cần phải xác định xem bản thân có đủ tố chất như siêng năng, chịu khó để theo nghề hay không.

“Vưt i” kim tra năng lc mi đu vào trưng

Đó là khẳng định của ThS. Từ Thanh Thảo (đại diện Trường ĐH Luật TP.HCM). Theo ThS. Thảo, điểm của bài kiểm tra năng lực sẽ chiếm 30% tổng điểm trúng tuyển vào trường. Do vậy, nếu không vượt qua được kỳ kiểm tra năng lực của trường tổ chức thì các em không thể theo học tại trường. “Do đặc thù của trường đào tạo các ngành khoa học xã hội, giải quyết những vấn đề pháp lý, tranh chấp, thậm chí là số phận của con người, do đó đòi hỏi các em phải có những kiến thức tốt về xã hội, khả năng tư duy lập luận tốt. Bài kiểm tra sẽ dựa trên những kiến thức về xã hội, về quan điểm sống, phản biện của các em về xã hội”, ThS. Thảo cho biết.

Tuy nhiên, ThS. Thảo cho hay các kiến thức trong bài kiểm tra năng lực thực chất chỉ là những kiến thức tích lũy hàng ngày trong cuộc sống. Vì vậy, các em cứ mạnh dạn thử sức mình nếu có đam mê, nhận thấy bản thân có đủ tố chất và khả năng trở thành một luật sư. Cơ hội sẽ đến với những ai dám nghĩ, dám làm.

Đăng ký xét tuyn ti đa 5 nguyn vng

Theo ThS. Nguyễn Thị Mai Bình (Trưởng phòng Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Hùng Vương), để tăng cơ hội vào ĐH, các em nên tận dụng mọi cơ hội trong kỳ tuyển sinh năm nay. Tuy nhiên, mỗi em chỉ nên đăng ký tối đa 5 nguyện vọng để tránh sự “quên” nguyện vọng, nguyện vọng ảo. “Các em nên chọn ngành phù hợp với mình trước sau đó mới chọn trường đào tạo. Và khi chọn trường nên quan tâm đến những trường theo năng lực học của mình; chọn những trường mà mình “có khả năng với tới” chứ đừng chọn trường nghe “sang” mà lực học không theo được”, ThS. Bình khuyên.

Còn theo PGS.TS Bùi Xuân An (đại diện Trường ĐH Hoa Sen), để có thể lựa chọn được những trường phù hợp trong quá trình đăng ký nguyện vọng, các em nên đến trực tiếp các trường để tìm hiểu. “Có 3 điểm chính để các em căn cứ xem mình có hợp ngành nghề, hợp trường hay không. Đó là làm các trắc nghiệm bản thân do các trường đưa ra; trải nghiệm thực tế tại trường xem khả năng bản thân, điều kiện gia đình có theo được, đáp ứng được ngành học đó ở môi trường học đó hay không. Và cuối cùng là có thể tham khảo những chia sẻ từ phía các sinh viên học trước trong những ngành, những trường mà mình quan tâm, xem họ cảm nhận về ngành, về trường thế nào”, PGS.TS An chia sẻ.

Y.Quân

 

Bình luận (0)