Khép lại kỳ thi THPT quốc gia 2019, các chuyên gia cũng như thí sinh đánh giá đề thi năm nay vừa sức, dự kiến kết quả đạt được điểm tốt của thí sinh có nhiều khả quan so với năm trước. Theo đó, nhận định của nhiều trường đại học đưa ra, điểm chuẩn vào các trường sẽ tăng so với năm 2018. Ngay lúc này, việc lựa chọn phương thức xét tuyển vừa giảm áp lực điểm chuẩn vừa đảm bảo đậu đại học sẽ là ưu tiên hàng đầu.
Với phương thức xét tuyển học bạ, nhiều thí sinh đã gần như nắm chắc suất vào đại học. Đây cũng là hướng đi giúp các bạn “nhẹ gánh lo” điểm chuẩn nếu như kết quả thi THPT quốc gia không phát huy tác dụng hoặc không như mong muốn.
Chủ động nắm bắt cơ hội vào đại học
Là phương thức xét tuyển được nhiều thí sinh, phụ huynh chọn lựa, ngay từ những ngày đầu nhận hồ sơ, xét học bạ THPT đã “hút” lượng lớn thí sinh đăng ký tại Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) – một trong những trường đại học quốc tế nổi bật hiện nay.
UEF là một trong những trường “hút” thí sinh xét tuyển học bạ
Thời điểm này mặc dù chưa có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời nhưng nhiều thí sinh vẫn tranh thủ đăng ký và nộp học bạ để được ưu tiên xét tuyển theo mức điểm trúng tuyển của đợt đầu.
Xét tuyển học bạ ngày càng trở nên phổ biến, được đông đảo thí sinh quan tâm, lựa chọn bởi điểm cộng dễ thấy: điều kiện xét tuyển tương đối “mềm”, thí sinh gần như biết trước cơ hội vào đại học sớm mà không cần hồi hộp chờ đợi, so sánh kết quả thi THPT quốc gia, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm áp lực điểm chuẩn…
Đây cũng là cơ hội cho các bạn thí sinh học khá, giỏi nhưng trong quá trình thi cử có thể không đạt mức điểm như mong muốn. Theo mặt bằng chung thì đa số các trường đại học yêu cầu thí sinh có điểm tổ hợp 3 môn từ 18 trở lên sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ.
Thí sinh có cơ hội nhận học bổng lên đến 100% khi trúng tuyển vào UEF
Đặc biệt tại UEF, thí sinh tham gia xét học bạ còn nhận được các mức học bổng giá trị 100%, 50% và 25% học phí nếu đạt mức điểm từ 21 trở lên. Được biết, trường nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đến ngày 10/7.
Chọn học trường quốc tế – xu thế thời hội nhập
Không chỉ thu hút sự chú ý bởi lượng hồ sơ đăng ký nguyện vọng hàng năm, hầu hết thí sinh tham gia xét học bạ tại UEF đều khẳng định chọn trường vì lợi thế được đào tạo tiếng Anh theo chương trình song ngữ, bên cạnh đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, môi trường học tập tốt,… Bởi lẽ, học tập, sinh hoạt trong môi trường tiếng Anh sẽ là con đường ngắn nhất giúp sinh viên hoàn thiện khả năng ngoại ngữ, đồng thời làm chủ các kỹ năng nghề nghiệp trong thời hội nhập.
Được biết, chương trình đào tạo các ngành của UEF triển khai đào tạo song ngữ, các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng học tập, mỗi ngành học được xây dựng kết hợp giữa lý thuyết với học kỳ thực tế tại doanh nghiệp. Theo học tại UEF, toàn bộ chương trình học đều được các trường quốc tế công nhận, sinh viên dễ dàng chọn học song bằng ngay tại UEF hoặc chuyển tiếp sang các trường đại học đối tác tại: Anh, Mỹ, Pháp, Canada,… để nhận bằng cấp quốc tế. Hiện nay mạng lưới đối tác quốc tế của UEF đã lên đến 60 trường đại học, trải rộng khắp 30 quốc gia trên thế giới.
Chọn đại học quốc tế đang là xu hướng trong bối cảnh hội nhập
Sinh viên trúng tuyển vào UEF được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào ngay khi nhập học, nếu chưa đạt yêu cầu sẽ tham gia khóa Anh văn dự bị miễn phí. Ngay từ những học kỳ đầu, sinh viên được học chương trình tiếng Anh chuẩn, thiết kế phù hợp với đa dạng đối tượng tạo thuận lợi cho các năm tiếp theo, đủ khả năng học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh. Tốt nghiệp, 100% sinh viên đạt trình độ IELTS 5.5 trở lên, thành thạo trong giao tiếp và làm việc.
Theo thống kê từ Trung tâm quan hệ doanh nghiệp, sinh viên sau khi tốt nghiệp đều nắm bắt được cơ hội nghề nghiệp phù hợp, làm việc đúng chuyên ngành. Nhiều sinh viên, thể hiện rõ năng lực và được giữ lại trong quá trình thực tập tại các doanh nghiệp tập đoàn lớn là đối tác ký kết đào tạo cùng UEF.
T.D.V
Bình luận (0)