Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xét tuyển môn văn vào ngành y: Cần giải quyết một cách có hệ thống

Tạp Chí Giáo Dục

Tiết thực hành của SV Trường ĐH Nguyễn Tất Thành TP.HCM. Ảnh: A.K

Vừa qua, có ý kiến cho rằng các trường y sẽ xét tuyển thêm môn văn, ngoài 3 môn toán, hóa, sinh. Ngay lập tức, chủ điểm này đã tạo ra sức nóng trong dư luận. Bởi vì nó chưa có tiền lệ trong thực tế từ trước đến nay, bởi vì môn văn vẫn được coi là lĩnh vực khoa học xã hội… Tuy nhiên, nó cũng nhận được rất nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Nhà giáo, nhà báo Hoàng Hưng cho biết: Chúng ta làm cái gì cũng vụn vặt, lẻ tẻ, chắp vá, giải quyết không cơ bản. Nói là phê phán hay bênh vực chủ trương này cũng rất khó. Ở các nước họ  có quy trình hoàn toàn khác. Họ xét toàn diện. Chúng ta giờ mới đưa xét tuyển để tuyển sinh ĐH, nhưng lại lựa chọn môn nọ, môn kia, tôi cho rằng như thế không giải quyết được vấn đề gì. Nhưng nhìn nhận một cách công bằng thì thấy môn văn giờ đã được coi trọng. Trước đây để vào ngành y, thí sinh chỉ cần giỏi 3 môn toán, hóa, sinh nhưng giờ môn văn được coi trọng cũng tốt. Tốt ở chỗ đã có chuyển biến trong nhận thức, người thầy thuốc không chỉ biết về thuốc men, mổ xẻ mà quan trọng nhất không phải trị bệnh mà là đối trị cả con người. Nếu không biết, không hiểu về con người, không có hiểu biết về kỹ năng, về tâm lý, về văn hóa thì hiệu quả điều trị rất hạn chế. Về nhận thức, tôi cho đó là có bước tiến bộ. Nhưng nếu coi việc lấy môn văn là biện pháp để giải quyết vấn đề y đức thì tôi thấy rất lặt vặt, không thể là yếu tố mang lại thay đổi lớn. Thực ra, điều này mang tính chất hệ thống. Ở các nước tiên tiến, học sinh được học rất tốt các môn khoa học xã hội, trong đó có văn, có vấn đề về triết học, về logic, xã hội học. Cho nên, đối với ngành y, khi muốn vào, cần lưu ý cái gì thì tôi nghĩ là cần cả cái hệ thống đó. Tức là tốt nghiệp THPT, học sinh phải có đầy đủ năng lực xã hội chứ không chỉ giỏi toán, lý, hóa…
PV: Phải chăng chúng ta đang đào tạo lệch quá?
Ông Hoàng Hưng: Phải nói thật rằng, nền giáo dục của mình không có môn khoa học xã hội đúng mức. Lâu nay, người ta quan niệm khoa học xã hội gồm các môn văn, sử. Nhưng bản chất của khoa học không liên quan đến chính trị. Nên khoa học xã hội của mình thất bại. Do vậy, năng lực xã hội của sinh viên chúng ta rất kém. Các ứng xử xã hội giữa người với người thì chúng ta không làm được.
Khi được hỏi, nhiều bác sĩ cho rằng không cần thiết xét môn văn, ý kiến của ông về vấn đề này?
Tôi không muốn đi vào những chuyện vặt vãnh này. Vì muốn xét tuyển thì xét toàn diện, không bỏ môn nào, tất nhiên phải chú trọng một vài môn. Môn văn thể hiện năng lực nhân văn của con người. Tôi cho phải xét toàn diện.
Ông có thắc mắc tại sao giờ người ta mới đặt vấn đề đưa môn văn vào xét tuyển ở các trường ngành y?
Bởi vì lâu nay, người ta thấy y đức có nhiều chuyện nên người ta muốn cứu vớt một cách chắp vá, vụn vặn, đối phó. Tôi nghĩ nó không giải quyết được vấn đề gì. Vì y đức của bác sĩ còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề. Muốn cải cách cái gì phải đồng bộ, toàn diện còn chúng ta toàn chắp vá nên không có tác dụng. Các trường ĐH của Mỹ muốn ngành nào cũng có 2 năm học cơ sở trong đó có môn văn. Chúng ta chắp vá nên học sinh cứ chạy như chong chóng. Thấy thiếu cái gì thì “nhồi” cho cái đó.
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT cho rằng: Ở nước ngoài, thông thường có các trung tâm khảo thí độc lập. Sinh viên không phải thi năm một lần nữa. Tôi thấy có nốt trầm cứ sau mỗi kỳ tuyển sinh xong hàng năm lại có học sinh tự tử. Các em phải bị chấn động tâm lý ở mức nào đó thì mới dẫn đến hành động này. Do đó, chúng ta đừng sa đà vào những cái vụn vặt. Môn văn có tốt không? Môn văn có tốt. Nhưng tùy theo quan điểm mỗi trường. Ví dụ như trường A quan điểm thầy thuốc thì phải nhân văn thì chọn môn văn cùng với một hai môn nữa, tôi nghĩ thế không sao, miễn là trường đó chịu trách nhiệm trước kết quả của họ. Nếu họ không đào tạo được thì họ phải chịu trách nhiệm về việc đó.
Ông có bất ngờ khi phần lớn các bác sĩ, những người đã đi thực tế đều cho rằng không cần thiết?
TS. Đàm Quang Minh: Có một châm ngôn cho rằng chân lý không thuộc về đám đông, nhất là họ chưa từng trải nghiệm qua. Chúng ta đã bao giờ trải nghiệm qua việc này đâu. Nhỡ đúng thì sao? Nên tôi nghĩ đừng kết luận.
Xin cảm ơn hai ông!
Nghiêm Huê (thực hiện)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)