Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Xin đừng làm tổn thương nghề cao quý

Tạp Chí Giáo Dục

C Thng Phm Văn Đng tng tôn vinh “Ngh dy hc là ngh cao quý nht trong nhng ngh cao quý”; dân tc ta t xưa đã khng đnh truyn thng hiếu hc, tôn sư trng đo, quý trng hin tài “Nht t vi sư, bán t vi sư”… Tt c đu nhc nh mi nhà giáo phi luôn chun mc đ ngh dy hc ngày càng tr nên cao quý hơn, xng đáng vi nhng giá tr nhân văn sâu sc ca dân tc.

Xã hội mãi tin tưởng các nhà giáo luôn giữ trong mình ngọn lửa yêu nghề, tận tụy, tất cả vì học sinh thân yêu… (ảnh minh họa).  Ảnh: Anh Khôi

Hình nh nhà giáo truyn thng

Hình ảnh truyền thống lý tưởng của nhà giáo là những người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết vững chắc về chuyên môn; là những tấm gương tận tụy với nghề, đam mê giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh. Đó là những người kiên trì, bình tĩnh, khéo léo xử lý các tình huống sư phạm; có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục và dạy học; là tấm gương mẫu mực, mô phạm cho học sinh. Không chỉ là người truyền đạt kiến thức, nhà giáo còn là người truyền cảm hứng, đồng hành cùng học sinh trong quá trình hoạt động giáo dục.

Nhà giáo mặc nhiên được coi là chuẩn mực về đạo đức, được xã hội trân trọng, tôn vinh. Tuy nhiên, cá biệt các vụ việc gần đây cho thấy sự suy giảm về đạo đức trong đội ngũ giáo viên khiến xã hội băn khoăn, nghi ngại về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên làm sao để họ thực sự trở thành tấm gương đạo đức trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

Dy hc – ngh nhiu áp lc

Dạy học – nghề nghiệp có từ lâu đời, là quá trình truyền đạt từ giáo viên đến học sinh, nhằm trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để các em tự phát triển tư duy, áp dụng trong thực tế. Nhiều người cho rằng nghề giáo nhàn hạ, “ăn trắng mặc trơn”, “mưa không đến mặt, nắng không đến đầu”. Thực ra, dạy học là nghề chịu nhiều áp lực, nhất là trong thời đại ngày nay. Nhà giáo thực hiện các hoạt động nghề nghiệp không chỉ khi đứng lớp, mà trong toàn thời gian, bao gồm: giảng dạy, soạn giáo án, lên lớp, tổ chức thi – kiểm tra đánh giá học sinh, tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn, giao tiếp với phụ huynh, họp hành…, tựu trung lại nhằm mục đích cuối cùng là giúp học sinh hình thành nhân cách và phát triển toàn diện.

Nghề dạy học chịu nhiều áp lực về thời gian, khối lượng công việc, trách nhiệm. Giáo viên phải đảm bảo hoàn thành chương trình giảng dạy theo mục tiêu quy định, sao cho học sinh đạt kết quả tốt, đáp ứng kỳ vọng của phụ huynh vào kết quả học tập của con em họ; theo dõi, tư vấn, hỗ trợ học sinh, nhất là đối tượng học sinh yếu thế, gặp khó khăn trong hoàn cảnh và hạn chế trong tiếp thu; chịu sự quản lý, giám sát, đánh giá từ các cấp quản lý: tổ chuyên môn, ban giám hiệu, dư luận xã hội… Cá biệt, có trường hợp giáo viên còn bị bạo hành tinh thần và thân thể từ học sinh/phụ huynh, đồng nghiệp…

“Con sâu làm ru ni canh”

Đạo đức giáo viên là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm. Ngành giáo dục có nhiều nhà giáo là những tấm gương sáng về đạo đức, tận tụy với nghề. Nhiều thầy cô đã rất cố gắng, quyết tâm giữ nhân cách, cố chống đỡ lại cơn bão cuộc sống thực dụng thời kinh tế thị trường. Nhưng cạnh đó, cá biệt vẫn còn hiện tượng giáo viên tiêu cực, gây bức xúc cho xã hội.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường là nơi dạy chữ, dạy người, nhưng hiện có nhà trường lợi dụng việc bán đồng phục, tập vở, biến nhà trường thành chợ phân phối, tiếp thị cho các đơn vị phát hành, trong đó có các loại sách bài tập, sách tham khảo không bắt buộc phải sử dụng, gây lãng phí lớn, vừa ảnh hưởng đến nhiệm vụ giáo dục, vừa gây xấu xí, phản cảm hình ảnh người thầy. Rồi nạn giáo viên dạy thêm trái phép tràn lan; tình trạng lạm thu đầu năm học khiến phụ huynh bức xúc tố cáo, báo chí lên án…

Nhìn nhận một cách thẳng thắn, chính những hiện tượng đó trong ngành giáo dục đã tự gây tổn thương cho ngành, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh nhà giáo, vị thế của ngành giáo dục đối với xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn đó hàng trăm ngàn nhà giáo tiêu biểu ở các cấp học, bậc học, ở khắp các vùng miền trên cả nước tận tụy với nghề, hết lòng vì học sinh, đã được Bộ GD-ĐT ghi nhận, biểu dương.

Là một nhà giáo đã đi trọn con đường đóng góp cho ngành giáo dục ngót 40 năm qua, chúng tôi xin gửi lời nhắn nhủ đến các đồng nghiệp đang đứng trên bục giảng: Đời sống nhà giáo vốn bình dị, đơn sơ, yêu nghề – mến trẻ dù còn nhiều khó khăn, vất vả; các thầy cô khi đã chọn nghề dạy học là chấp nhận lối sống giản dị, thanh đạm, không so đo vật chất, chớ nên đánh đổi tư cách bằng mọi giá, làm hoen ố hình ảnh người thầy. Xã hội có trăm nghề, nếu muốn cuộc sống dư dả vật chất, hào nhoáng “phông bạt” thì đừng chọn nghề giáo, hoặc mạnh dạn chuyển nghề khác phù hợp hơn; các cán bộ quản lý giáo dục cũng vậy, nếu tự xét mình không đủ tư cách, năng lực đảm đương được nhiệm vụ lãnh đạo thì nên dũng cảm từ nhiệm, rời ngành, chứ đừng tự gây tổn thương cho nghề cao quý của mình.

Ngày 20-11 hằng năm là ngày cả xã hội hướng về người thầy với lòng tri ân sâu sắc nhất, cũng là dịp để các nhà giáo tự suy ngẫm, tôn vinh nghề dạy học cao quý bằng những suy nghĩ, hành động và việc làm chuẩn mực, cho nền giáo dục ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Trong giai đoạn đổi mới, ngành giáo dục đang thực hiện một cuộc cải cách lớn nhằm thay đổi nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang phát triển năng lực, kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh. Đây là vinh dự to lớn nhưng cũng là thách thức chưa từng có đối với ngành giáo dục, đặt ra yêu cầu cao với đội ngũ giáo chức: càng phải cố gắng khắc phục khó khăn, ra sức tu dưỡng, phấn đấu về mọi mặt nhiều hơn nữa.

Xã hội mãi tin tưởng và kỳ vọng: các nhà giáo luôn giữ trong mình ngọn lửa yêu nghề, tận tụy, tất cả vì học sinh thân yêu; không ngừng trau dồi chuyên môn, hoàn thiện bản thân, đáp ứng nhiệm vụ ngày càng cao của giáo dục hiện nay, xứng với truyền thống “tôn sư trọng đạo” từ ngàn xưa của dân tộc đối với nhà giáo và nghề dạy học.

Đ Thành Dương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)