Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xóa bỏ khoảng cách giới để phát triển đội ngũ cán bộ nữ

Tạp Chí Giáo Dục

Thành y TP.HCM va t chc hi ngh sinh hot chuyên đ “Xây dng, phát trin đi ngũ cán b n đáp ng yêu cu giai đon mi”. Ti đây nhiu ý kiến cho rng, do tui ngh hưu ca ph n sm hơn nam gii nên nh hưng không nh đến b nhim cán b n. Theo đó cn xóa b khong cách này đ ph n cng hiến nhiu hơn cho s phát trin ca đt nưc…


Cn to mi điu kin đ cán b n phát huy thế mnh

Ngun cán b n b thu hp vì khong cách gii

Tham dự hội nghị, bà Trương Thị Mai – Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã quán triệt những nội dung, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới”.

Theo bà Mai, đối với Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ. Nguồn cán bộ nữ hẫng hụt ở một số lĩnh vực, tỷ lệ cán bộ nữ sụt giảm. Với Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, hệ thống pháp luật, chính sách đối với phụ nữ và bình đẳng giới từng bước được hoàn thiện và có nhiều tiến bộ.

Tính đến 1-4-2021, dân số nữ ở nước ta là hơn 49,5 triệu người, chiếm 50,4% tổng dân số. Tỷ lệ lao động nữ chiếm 47,4% lực lượng lao động.

Trong hệ thống chính trị, tính đến ngày 31-12-2021, có 1,3 triệu công chức, viên chức nữ – chiếm 2,68% dân số nữ. Trong Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có 19 ủy viên là nữ, tỷ lệ 9,5%.

Đối với công tác cán bộ nữ tại Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025, cấp TP có 12/59 ủy viên Ban Chấp hành, tỷ lệ 20,34%; có 3/14 ủy viên Thường vụ Thành ủy, tỷ lệ 21,42%; 1 Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.

Bà Mai cho rằng, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, người lãnh đạo và cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ. Đồng thời, bổ sung và thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Có giải pháp tháo gỡ khó khăn, thách thức, hạn chế về chính sách, pháp luật; rút ngắn khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa cán bộ nam và nữ. Quan tâm phát hiện, tạo nguồn, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ nữ trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị…

“Nhận thức trong xã hội ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của người phụ nữ. Các nước châu Âu, châu Mỹ không có khoảng cách giữa nam giới và nữ giới nên khi đưa ra biện pháp hoàn toàn có điều kiện làm được. Tại Việt Nam, khoảng cách đã làm cho nữ giới cách biệt nam giới 5 tuổi dẫn đến thu hẹp nguồn cán bộ nữ, trong khi nam giới thì dồi dào. Cần xóa bỏ khoảng cách này để phụ nữ có cơ hội bước vào đời sống chính trị”, bà Mai nói.

Về phía phụ nữ, bà Mai cho rằng, phụ nữ cũng phải phấn đấu vươn lên để tạo giá trị thực. Phải thật sự xứng đáng với vị trí được phân công…

Cũng tại hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, thời gian qua, công tác cán bộ nữ là bộ phận quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng và cả hệ thống chính trị. Trước những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng có đủ năng lực, phẩm chất để cống hiến cho Tổ quốc là nhiệm vụ quan trọng, được các cấp ủy Đảng quan tâm, chỉ đạo quyết liệt.

Cn phát huy đim mnh ca cán b n

Tham dự hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết, trước đây, “sân chơi chính trị” phần lớn là của nam giới, phụ nữ muốn “xen vào” phải hy sinh rất nhiều. Nhưng hiện nay, thế kỷ 21 là thế kỷ của phụ nữ, của sự bình đẳng. Để thực hiện bình đẳng giới, để phụ nữ có thể tham gia xây dựng và phát triển chung cho đất nước đã có nhiều nghị quyết, quyết sách, chỉ tiêu được đưa ra. Và khi đưa ra một chính sách phải phù hợp để xã hội thừa nhận, tránh bị xuyên tạc và làm mờ đi. Các chính sách phải công bằng, hợp lý và bình đẳng. Hiện nay chúng ta đang tiến đến các giá trị này.

Đánh giá công tác cán bộ là khâu quan trọng, ông Nên cho rằng, để có cán bộ trư?ng th?nh ph?i t?nh to?n chuy?n quy ho?ch, th?y ???c?ngu?n?c?n b??x?ng ??ng?ph?i bi?t ph?t huy. Vi?c t?o ngu?n c?n b? b?n c?nh tr?nh ?? chuy?n m?n, nghi?p v? c?ng ph?i b?t ??u t? ch?nh?s? ch?n l?a c?a ng??i ph? n?. ??y l? ?i?u r?t quan tr?ng. B?i khi ch?n?l? s?ng, ngh? nghi?p,?ch?n l?a m?c ti?u ?? ?i theo m?i t?p trung ph?t huy,?n?ng cao tr?nh ??ởng thành phải tính toán chuyện quy hoạch, thấy được nguồn cán bộ xứng đáng phải biết phát huy. Việc tạo nguồn cán bộ bên cạnh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng phải bắt đầu từ chính sự chọn lựa của người phụ nữ. Đây là điều rất quan trọng. Bởi khi chọn lẽ sống, nghề nghiệp, chọn lựa mục tiêu để đi theo mới tập trung phát huy, nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu của vị trí bản thân mong muốn.

Theo ông Nên, cán bộ phải biết thường xuyên soi rọi lại mình để phát huy những mặt ưu điểm. Cán bộ nam hay nữ đều có mặt ưu, mặt khuyết, nếu biết phát huy được điểm mạnh phù hợp trong bối cảnh, hoàn cảnh thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác.

Bà Trần Kim Yến – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM – cho rằng, bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, của chính quyền các cấp thì sự nỗ lực vươn lên của đội ngũ cán bộ nữ trong thời gian qua là rất lớn. Tuy nhiên, để phù hợp hơn, cần nghiên cứu về sự bình đẳng trong độ tuổi đào tạo lý luận chính trị giữa cán bộ nam và nữ.

“Hiện nay nữ 38 và nam là 40 thì mới được cử đi đào tạo cao cấp chính trị hệ không tập trung. Trong khi đó, giai đoạn 25-35 tuổi người phụ nữ làm tốt nhất thiên chức của người mẹ, chiếm một khoảng thời gian rất lớn. Đến 38 tuổi con cũng còn nhỏ, nếu học tập trung trong giai đoạn này là cực kỳ khó khăn”, bà Yến nói.

Kiến nghị công tác cán bộ nữ, ông Phạm Đức Hải – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM – cho rằng phải có một chế độ đãi ngộ cao hơn; chú ý đưa nữ giới khu vực tư nhân trở thành các cán bộ quản lý. Và cần mạnh dạn đề bạt, luân chuyển cán bộ nhanh hơn, không quá cầu toàn, không chờ quá chín.

Ông Hải nói: “Tôi vào, ra công tác tại Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM 3 lần. Lần về gần đây, tôi thấy các nữ cán bộ làm từ năm 2005 đến nay chưa được đề bạt, luân chuyển mặc dù rất trưởng thành, rất giỏi. Tuyến quận, huyện cũng đều là nữ giỏi, hoàn toàn có thể đảm đương phó chủ tịch, chủ tịch, thậm chí phó bí thư thường trực nhưng vẫn làm công tác tuyên giáo”. Ngoài ra, ông Hải kiến nghị phải phát triển, nhân rộng nhiều mô hình tập hợp cán bộ nữ; nhanh chóng bồi dưỡng nghiệp vụ công nghệ thông tin cho các nữ cán bộ.

Nguyn Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)