Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Xóa tan nỗi lo thất nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nền kinh tế vẫn đang tiếp tục suy giảm, ngày càng có nhiều người lao động đã và đang có nguy cơ bị mất việc. Người khôn ngoan và có năng lực có thể đoán trước tình hình để “rút lui” êm đẹp.

 
Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất cũng như giảm bớt nỗi lo lắng mất việc:  

1. Tìm hiểu quy trình cắt giảm nhân viên của công ty 

Bạn hãy tìm kiếm thông tin về quy trình khi công ty ngừng hoạt động và buộc phải cho thôi việc nhân viên diễn ra như thế nào? Công ty đã gặp phải tình huống tương tự như vậy hay chưa? Thường họ sẽ đưa ra thông báo trước bao lâu? Ai là người có quyền cao nhất khi đưa ra quyết định này hay quyết định này sẽ được bỏ phiếu bởi nhiều người.  

2. Xác nhận mức đền bù khi phải thôi việc 

Với vấn đề này thì phòng nhân sự sẽ có câu trả lời chính xác nhất cho bạn hoặc bạn có thể lục lại trong hợp đồng lao động của bạn để biết rõ. Trong trường hợp công ty không thể hoạt động tiếp và nhân viên buộc phải nghỉ việc thì họ sẽ đền bù cho nhân viên bao nhiêu? Công ty sẽ trả theo mức thưởng thông thường hay nguyên một tháng lương thêm?  

3. Tự đánh giá tình hình công ty 

Hãy nhìn nhận lại hoạt động của công ty trong vòng 6 tháng vừa qua, có những tiến triển dù là chậm hay chỉ là xu hướng đi xuống? Từ đó bạn có thể đánh giá được mức độ buộc phải cho nhân viên thôi việc sẽ dừng ở mức nào: theo phòng ban? Nhóm? hay từng người? Nếu có cuộc thảo luận giữa nhân viên công ty và các sếp ở vị trí cao thì sẽ là cơ hội rất tốt cho tất cả mọi người đặt câu hỏi để giải đáp những lo lắng của mình.  

4. Tự đánh giá khả năng của bản thân 

Ở trên là do tình hình công ty phát triển tốt hay xấu mà họ sẽ có chiến lược cắt giảm nhân viên ở mức nào. Nhưng những nhân viên nào sẽ nằm trong danh sách đó thì lại phù thuộc vào chính khả năng làm việc của từng người. Bạn hãy xem bạn đứng ở đâu trong mắt của người giám sát bạn, thời gian gần đây bạn đã cải thiện, làm việc tốt và khiến ông/bà ấy hài lòng? Kỹ năng nào là lợi thế giúp bạn có thể được ở lại? hay bạn đang tham gia một dự án quan trọng và bạn là nhân viên chủ chốt cũng sẽ là yếu tố giúp bạn có cơ hội ở lại.  

Thủy Nguyễn (dân trí)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)