Nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, chỉ thị nêu rõ: Không được vào casino đánh bạc, không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực. Tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền khi thực thi nhiệm vụ, công vụ. Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ; không đùn đẩy trách nhiệm, né tránh công việc. Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa của người cán bộ, công chức, viên chức; không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng. Nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
Đây là một chỉ thị cần thiết để nâng cao phẩm chất, năng lực và đạo đức cũng như việc chấp hành kỷ cương, luật pháp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đây cũng là cơ sở để đội ngũ cán bộ công chức kiểm điểm lại hành vi, năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của mình trong quá trình thực thi công vụ, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để cơ quan, đơn vị đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ, công chức, viên chức.
Thực tế trong thời gian qua, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân biết và bất bình trước việc một số cán bộ công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp. Một số cán bộ, công chức tham gia đánh bạc bị cơ quan chức năng xử lý hình sự. Một số cán bộ, công chức rượu chè, nhậu nhẹt trong giờ làm việc buổi trưa kéo dài sang giờ làm việc buổi chiều mặc dù một số địa phương nơi cán bộ, công chức viên chức đó làm việc đã có lệnh cấm… Quả thật, những "nô bộc" của dân mà cố ý gây nhũng nhiễu, phiền hà người dân, doanh nghiệp; sa đà tệ nạn, thiếu năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, đùn đẩy trách nhiệm, né tránh công việc, lạm dụng giờ hành chính làm việc riêng… cần có tên đầu tiên trong danh sách "tinh giản".
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc quản lý, đánh giá cán bộ, công chức của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật kỹ; còn nể nang, hình thức nên những người không đủ tài, đủ đức, không đáp ứng tiêu chuẩn các chức danh công vụ vẫn tồn tại trong hệ thống chính quyền, trong các cơ quan Nhà nước. Họ vẫn yên vị với vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và… vẫn thực thi công vụ. Rõ ràng, hậu quả mà những cán bộ, công chức kém phẩm chất, yếu năng lực gây ra sẽ làm xói mòn lòng tin của người dân vào chính quyền. Đó là mầm mống gây ra rối loạn kỷ cương, phép nước; làm suy giảm hiệu năng quản lý của bộ máy Nhà nước. Do vậy, Chỉ thị của Thủ tướng là một công cụ pháp lý cần thiết và hữu hiệu để củng cố lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sao cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức thật sự liêm chính, có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để làm tròn trách nhiệm trong hệ thống chính quyền hành động, kiến tạo và phục vụ.
Chỉ thị của Thủ tướng đã nhấn mạnh vào những điểm cốt lõi nhất về năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức cần phải có; đáp ứng đòi hỏi chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đội ngũ cán bộ công chức có thực hiện hiệu quả Chỉ thị này hay không đều do trước hết là lòng tự trọng, tính tự giác của mỗi người. Đồng thời đòi hỏi trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị không chỉ là người đi đầu làm gương thực hiện mà còn đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện của đội ngũ cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của mình để có điều chỉnh phù hợp làm cho tinh thần, yêu cầu của Chỉ thị 26/CT-TTg thực sự là đòn bẩy, là tiêu chuẩn để củng cố, nâng cao kỷ luật, kỷ cương đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Đây là một chỉ thị cần thiết để nâng cao phẩm chất, năng lực và đạo đức cũng như việc chấp hành kỷ cương, luật pháp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đây cũng là cơ sở để đội ngũ cán bộ công chức kiểm điểm lại hành vi, năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của mình trong quá trình thực thi công vụ, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để cơ quan, đơn vị đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ, công chức, viên chức.
Thực tế trong thời gian qua, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân biết và bất bình trước việc một số cán bộ công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp. Một số cán bộ, công chức tham gia đánh bạc bị cơ quan chức năng xử lý hình sự. Một số cán bộ, công chức rượu chè, nhậu nhẹt trong giờ làm việc buổi trưa kéo dài sang giờ làm việc buổi chiều mặc dù một số địa phương nơi cán bộ, công chức viên chức đó làm việc đã có lệnh cấm… Quả thật, những "nô bộc" của dân mà cố ý gây nhũng nhiễu, phiền hà người dân, doanh nghiệp; sa đà tệ nạn, thiếu năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, đùn đẩy trách nhiệm, né tránh công việc, lạm dụng giờ hành chính làm việc riêng… cần có tên đầu tiên trong danh sách "tinh giản".
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc quản lý, đánh giá cán bộ, công chức của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật kỹ; còn nể nang, hình thức nên những người không đủ tài, đủ đức, không đáp ứng tiêu chuẩn các chức danh công vụ vẫn tồn tại trong hệ thống chính quyền, trong các cơ quan Nhà nước. Họ vẫn yên vị với vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và… vẫn thực thi công vụ. Rõ ràng, hậu quả mà những cán bộ, công chức kém phẩm chất, yếu năng lực gây ra sẽ làm xói mòn lòng tin của người dân vào chính quyền. Đó là mầm mống gây ra rối loạn kỷ cương, phép nước; làm suy giảm hiệu năng quản lý của bộ máy Nhà nước. Do vậy, Chỉ thị của Thủ tướng là một công cụ pháp lý cần thiết và hữu hiệu để củng cố lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sao cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức thật sự liêm chính, có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để làm tròn trách nhiệm trong hệ thống chính quyền hành động, kiến tạo và phục vụ.
Chỉ thị của Thủ tướng đã nhấn mạnh vào những điểm cốt lõi nhất về năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức cần phải có; đáp ứng đòi hỏi chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đội ngũ cán bộ công chức có thực hiện hiệu quả Chỉ thị này hay không đều do trước hết là lòng tự trọng, tính tự giác của mỗi người. Đồng thời đòi hỏi trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị không chỉ là người đi đầu làm gương thực hiện mà còn đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện của đội ngũ cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của mình để có điều chỉnh phù hợp làm cho tinh thần, yêu cầu của Chỉ thị 26/CT-TTg thực sự là đòn bẩy, là tiêu chuẩn để củng cố, nâng cao kỷ luật, kỷ cương đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Nguyễn Quang Vinh/ Tin tức
Bình luận (0)