Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xu hướng chuyển đổi số: Trường nghề cần đào tạo kiến thức công nghệ

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh, sinh viên nhiu trưng TC-CĐ ra trưng có vic làm đt 85-95%, riêng mt s ngành ngh, t l này đt 100%. Đây là thông tin đưc nhiu trưng TC-CĐ công b sau khi thng kê kết qu vic làm ca hc sinh, sinh viên sau tt nghip trong năm 2022.


Sinh viên mt trưng CĐ ngh trong ngày nhn bng tt nghip

100% ngưi hc có vic làm mt s ngành ngh

Theo đại diện nhiều trường TC-CĐ, tỷ lệ này phản ánh thực chất chất lượng đào tạo nghề hiện nay. Có được kết quả này không thể không nhắc đến vai trò của doanh nghiệp trong liên kết với trường nghề. Cụ thể, tại Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, trong nhiều năm, tỷ lệ học sinh ra trường có việc làm đạt 100% và mức lương khởi điểm từ 8 triệu đồng/tháng trở lên. Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) cho biết, nhờ sự chọn lọc và kết nối với doanh nghiệp, hàng năm doanh nghiệp đón nhận học sinh đến thực tập và được ký hợp đồng trực tiếp. Theo đó, nhiều học sinh đã được doanh nghiệp tuyển dụng khi chưa tốt nghiệp. Một trong số đó có em Nguyễn Đức Lợi (cựu học sinh Khoa Cơ khí chính xác của trường). Đức Lợi chia sẻ: “Chuyện học trường nào, học ngành nghề gì không quan trọng, miễn là mình học đúng ngành nghề yêu thích và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Suy cho cùng, học nghề là để kiếm một công việc ổn định, có thu nhập lo cho gia đình, cho bản thân. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng đã thoáng hơn, mở hơn trong điều kiện tuyển dụng. Cụ thể là doanh nghiệp quan tâm đến năng lực, kỹ năng nghề nghiệp hơn là bằng cấp. Thực tế, không ít người có bằng ĐH nhưng lương thực lãnh thấp hơn người có bằng TC bởi năng lực và vị trí việc làm”.

Được biết, hiện nay Đức Lợi đang làm việc tại một doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Củ Chi (TP.HCM) với mức lương hơn 15 triệu đồng/tháng.

Tương tự, học sinh, sinh viên Trường CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ tốt nghiệp ra trường đều có việc làm ngay, đặc biệt là những em học các ngành: công nghệ ô tô, cơ khí, kỹ thuật nhiệt lạnh… Ông Nguyễn Lê Đình Hải (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ) khẳng định, chất lượng đào tạo ở các trường nghề hiện nay đã tiệm cận với doanh nghiệp. Bởi bên cạnh việc chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo, chương trình đào tạo các ngành nghề đều có sự tham gia xây dựng của các chuyên gia đến từ doanh nghiệp.

Bà Phan Thị Lệ Thu (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông) chia sẻ, việc liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp góp phần quyết định chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Người học được thực hành, làm việc trong môi trường doanh nghiệp; thực hành trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo khi ra trường có thể làm việc đúng chuyên môn đã học ở bất kỳ doanh nghiệp nào mà không phải đào tạo lại. Trong khi đó, ông Nguyễn Khánh Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama II) nhìn nhận, kỹ năng nghề nghiệp góp phần quyết định tỷ lệ người học có việc làm sau khi tốt nghiệp cao hay thấp. Vì vậy, bên cạnh đào tạo chuyên môn, nhà trường đặc biệt quan tâm đến đào tạo kỹ năng, tác phong nghề nghiệp làm hành trang cho các em tham gia vào thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Không chỉ các chương trình đào tạo liên kết cung ứng lao động cho doanh nghiệp nước ngoài mà tất cả các ngành nghề, chương trình đào tạo, người học đều được đào tạo kỹ năng, công nghệ tiệm cận với doanh nghiệp.

Ngưi hc cn có nn tng công ngh

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Hải (Giám đốc Công ty TNHH Cơ điện Hùng Phát, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đánh giá cao chất lượng đào tạo của các trường nghề trong những năm gần đây. Theo ông Hải, không chỉ vững chuyên môn, học sinh, sinh viên tốt nghiệp ở các trường nghề có kiến thức về công nghệ, phù hợp với xu hướng tuyển dụng của doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số; tuy nhiên con số này chưa nhiều, chưa phổ biến. Điều này có phần thiệt thòi cho các em khi phải cạnh tranh ở thị trường lao động. Do đó, theo ông Hải, để đảm bảo người học có kiến thức nền tảng về công nghệ, các trường cần lồng ghép hoặc đào tạo theo mô-đun về công nghệ nói chung và công nghệ nhánh nói riêng phù hợp với từng ngành nghề cụ thể. Trước xu hướng chuyển đổi số ở tất cả các ngành nghề, các trường cũng phải tính đến điều kiện đầu ra của người học. Theo đó, bên cạnh ngoại ngữ thì công nghệ cũng là điều kiện đủ để các em tốt nghiệp.


Hc sinh trưng ngh trong gi thc hành

Cùng quan điểm với ông Nguyễn Văn Hải, ông Võ Ngọc Thái (chuyên gia, giảng viên doanh nghiệp) cho rằng kiến thức nền tảng về công nghệ cho học sinh, sinh viên trường nghề là rất quan trọng. Nếu không thể đào tạo chuyên sâu ngay tại trường, kiến thức cơ bản đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đào tạo sau khi tuyển dụng. Doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao với đội ngũ nhân lực vững tay nghề, có kiến thức về công nghệ. “Công nghệ là chìa khóa nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh, giảm sức lao động. Vì vậy, việc đầu tư công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới phục vụ chuyển đổi số cho người lao động là đầu tư sinh lời”, ông Thái khẳng định.

TS. Phạm Vũ Quốc Bình (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) đề nghị, bên cạnh đào tạo chuyên môn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thì nhà trường và doanh nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ hơn trong đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp thường xuyên cho người lao động. Chất lượng nguồn nhân lực không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần có sự sàng lọc trong hợp tác liên kết đảm bảo theo hướng có lợi cho ba bên: nhà trường, doanh nghiệp và người học; trong đó lợi ích của người học phải đặt lên hàng đầu.

Ngoài ra, ông Bình cũng lưu ý, không chỉ đào tạo nghề mà cần chú trọng trong đào tạo văn hóa, đặc biệt là học sinh vào học nghề sau THCS. Học tập suốt đời không chỉ học về kỹ năng nghề nghiệp mà còn có học văn hóa. Bởi học văn hóa là cơ hội để các em học lên cao hơn, đủ sức cạnh tranh ở thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập.

Bài, ảnh: Trn Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)