Hội nhậpThế giới 24h

Xu hướng tiêu dùng của người châu Á

Tạp Chí Giáo Dục

Đỉnh cao hoạt động của các nhà bán lẻ châu Á đang đến gần. Dịp Giáng sinh và năm mới, hầu hết họ đều tìm cách thu hút khách hàng mới, xây dựng lòng tin với khách hàng hiện tại và trên hết là tăng doanh thu.
Người tiêu dùng châu Á lựa chọn kỹ hàng hóa trước khi mua. Ảnh: iStock
Người tiêu dùng châu Á lựa chọn kỹ hàng hóa trước khi mua. Ảnh: iStock

Theo nghiên cứu mới từ Adyen (nền tảng công nghệ tài chính), trước các kỳ nghỉ lễ, cuối năm, người tiêu dùng châu Á không ngừng chi tiêu. Nhưng giờ đây, khách hàng châu Á lại là những người cân nhắc về giá cả nhất. Ví dụ, 40% người tiêu dùng ở Malaysia, Singapore và 35% ở Hồng Công (Trung Quốc) chờ đợi những thời điểm quan trọng để được giảm giá tốt nhất; 54% người tiêu dùng Malaysia, 42% ở Singapore và 41% ở Hồng Công dành nhiều thời gian hơn để quyết định mua gì và tìm kiếm trực tuyến những ưu đãi tốt nhất.

Với tư cách là Giám đốc quốc gia của Adyen tại Singapore, ông Priyanka Gargav cho rằng, đây cũng là thời điểm mà toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trải qua nhiều thử thách, từ việc tăng lưu lượng truy cập trực tuyến và thu hút khách tại cửa hàng đến doanh thu cao hơn và tránh gian lận thanh toán.

Theo ông Gargav, do những thách thức mới làm tăng tính phức tạp của một mùa bán hàng thành công, các doanh nghiệp cần tìm cách để tối ưu hóa việc cung cấp sản phẩm và hiệu suất bán hàng. Điều quan trọng hơn là các nhà bán lẻ phải có được chương trình khuyến mãi, giao hàng và bảo mật phù hợp trong mùa cao điểm. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp công nghệ giúp đơn giản hóa quy trình bán hàng hiện có, hợp lý hóa hoạt động nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Ví dụ, 73% người tiêu dùng Singapore trung thành hơn với các nhà bán lẻ, cho phép họ mua các sản phẩm đã hết hàng tại cửa hàng và vận chuyển đến nhà; 70% trung thành hơn với những nhà bán lẻ cho phép các mặt hàng mua trực tuyến được giao đến tận nhà, sau đó khách được mang trả lại cho một cửa hàng gần nhất. Tỷ lệ đó tương tự ở Hồng Công (lần lượt là 74% và 69%) và Malaysia (69% và 70%). Nghiên cứu của Adyen cho thấy, 66% người tiêu dùng Hồng Công, 55% người Malaysia và 56% người Singapore sẽ không mua hàng nếu họ không thể thanh toán bằng các phương thức ưa thích, dù là tại cửa hàng hay trực tuyến.

Ngoài ra, tại Malaysia, 79% khách hàng cho biết, họ muốn thấy nhiều chương trình giảm giá và phần thưởng được cá nhân hóa hơn tại các thương hiệu mua sắm quen thuộc.

Trong khi đó, ở Singapore, 74% người tiêu dùng sẽ có nhiều khả năng mua sắm với thương hiệu mới hơn nếu chương trình khách hàng thân thiết của họ hoạt động trực tiếp thông qua thẻ thanh toán cá nhân. Đó chính là hình thức cá nhân hóa người tiêu dùng bằng cách hiểu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu riêng của từng khách hàng, cung cấp các tùy chọn thanh toán được ưu tiên trên thị trường và tận dụng dữ liệu thanh toán để điều chỉnh các phần thưởng, ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết. Đặc biệt, một số lượng đáng kể người tiêu dùng ở châu Á bày tỏ quan ngại về vấn đề gian lận thương mại, nhất là khi mua sắm trực tuyến. Phần lớn người tiêu dùng được hỏi cho biết, họ muốn các doanh nghiệp nỗ lực tối đa bảo vệ các giao dịch, tránh bị gian lận.

Theo Huy Quốc/SGGP

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)