Nếu nhà xa, lấy nước sôi để nguội nhỏ ngập tai cho côn trùng chết ngộp rồi đưa đến bác s. Nếu nhà gần thì đến bác sĩ Tai Mũi Họng luôn.
Ảnh minh họa.
|
Đã 2 giờ sáng, vừa xử lý một trường hợp viêm tai giữa cấp xong, tua trực chưa kịp nghỉ ngơi thì có 1 bệnh nhân (BN) nữ được 2 người bạn đưa đến. BN khoảng 22-23 tuổi, nước mắt dàn dựa, ôm tai phải than đau.
BN nói trước khi đi ngủ hoàn toàn bình thường. Đang ngủ tự nhiên tai phải đau quá như có con gì chui vào, có những đợt đau tưởng chừng không chịu nổi. Bác sĩ trực khám thấy và lấy ra con kiến trong tai phải của BN.
Đây là một trong những trường hợp bác sĩ trực của chuyên khoa Tai Mũi Họng hay gặp vào lúc nữa đêm hay gần sáng.
BN đủ lứa tuổi: trẻ em nhỏ, thiếu nhi, thanh niên, người cao tuổi. Triệu chứng thường gặp là đau dữ dội một bên tai, mặc dầu trước đó không có bệnh gì, nhiều người có cảm giác như có con gì bò trong tai, trẻ nhỏ thường đang ngủ khóc thét lên…
Khi khám, bác sĩ thường thấy có côn trùng chui vào tai như: kiến, gián, bọ chó…
Có những trường hợp BN tự lấy ở nhà hoặc ở các phòng mạch không chuyên khoa được phần đuôi con gián, còn phần đầu vì sâu quá và BN đau quá không lấy được.
Tai ngoài có một số dây thần kinh đi qua, vì vậy, khi chúng ta ngoáy tai hơi sâu một chút là bị đau rồi. Khi côn trùng bò đến phần ngoài ống tai, chúng ta chỉ có cảm giác nhột, khó chịu, ngứa ngáy.
Nhưng khi côn trùng bò vào phần trong ống tai gần màng nhĩ thì chúng ta thấy rất đau. Mức độ đau đến người lớn mà bị nhiều khi cũng chảy nước mắt. Chính vì triệu chứng đau này mà nhiều người cứ nghĩ chắc là bệnh nặng lắm.
Kinh nghiệm, nếu đang ngủ bị đau đột ngột như vậy, ở nhà nên soi tai coi có gì trong tai không, nếu thấy có con kiến, hay con gì khác cũng đừng cố lấy ra, nó sẽ chui sâu vào trong tai gây chấn thương màng nhĩ.
Nếu nhà xa, tốt nhất là lấy nước sôi để nguội nhỏ ngập tai cho côn trùng chết ngộp rồi đưa đến bác sĩ Tai Mũi Họng. Nếu nhà gần thì đến bác sĩ Tai Mũi Họng luôn, vì nhiều khi không phải do côn trùng mà đau do viêm tai giữa cấp.
BN đủ lứa tuổi: trẻ em nhỏ, thiếu nhi, thanh niên, người cao tuổi. Triệu chứng thường gặp là đau dữ dội một bên tai, mặc dầu trước đó không có bệnh gì, nhiều người có cảm giác như có con gì bò trong tai, trẻ nhỏ thường đang ngủ khóc thét lên…
Khi khám, bác sĩ thường thấy có côn trùng chui vào tai như: kiến, gián, bọ chó…
Có những trường hợp BN tự lấy ở nhà hoặc ở các phòng mạch không chuyên khoa được phần đuôi con gián, còn phần đầu vì sâu quá và BN đau quá không lấy được.
Tai ngoài có một số dây thần kinh đi qua, vì vậy, khi chúng ta ngoáy tai hơi sâu một chút là bị đau rồi. Khi côn trùng bò đến phần ngoài ống tai, chúng ta chỉ có cảm giác nhột, khó chịu, ngứa ngáy.
Nhưng khi côn trùng bò vào phần trong ống tai gần màng nhĩ thì chúng ta thấy rất đau. Mức độ đau đến người lớn mà bị nhiều khi cũng chảy nước mắt. Chính vì triệu chứng đau này mà nhiều người cứ nghĩ chắc là bệnh nặng lắm.
Kinh nghiệm, nếu đang ngủ bị đau đột ngột như vậy, ở nhà nên soi tai coi có gì trong tai không, nếu thấy có con kiến, hay con gì khác cũng đừng cố lấy ra, nó sẽ chui sâu vào trong tai gây chấn thương màng nhĩ.
Nếu nhà xa, tốt nhất là lấy nước sôi để nguội nhỏ ngập tai cho côn trùng chết ngộp rồi đưa đến bác sĩ Tai Mũi Họng. Nếu nhà gần thì đến bác sĩ Tai Mũi Họng luôn, vì nhiều khi không phải do côn trùng mà đau do viêm tai giữa cấp.
Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai:
– Nên ngủ giường, không nên ngủ đất.
Không nên ăn, uống trên giường.
– Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, thay ra, áo gối nếu bị dính sữa.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế các loài côn trùng ẩn náu trong nhà.
– Nên ngủ giường, không nên ngủ đất.
Không nên ăn, uống trên giường.
– Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, thay ra, áo gối nếu bị dính sữa.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế các loài côn trùng ẩn náu trong nhà.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận (0)