Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xử lý rác ở khu cách ly: Ngày càng quá tải

Tạp Chí Giáo Dục

Dch bnh Covid-19 bùng phát ti TP.HCM đã khiến s ngưi cách ly tp trung và khu vc phong ta tăng cao. Do đó rác thi sinh hot hng ngày ca ngưi dân đã không còn đơn thun là rác mà có nguy cơ là mm bnh. Điu đáng nói là do mi nơi mi đơn v thu gom và chưa có hưng dn c th nên dn đến vic x lý rác không đng nht. Nơi đưc x lý gn gàng, sch s, nơi thì ùn


Công nhân tiến hành xt kh khun các thùng rác trưc khi đưa vào x lý  nhit đ cao

Nơi ùn , nơi sch s

Nhiều người dân sinh sống xung quanh chợ Trần Nhân Tôn (P.2, Q.10) – nơi đang bị phong tỏa vì có ca nhiễm Covid-19 – vô cùng bức xúc vì rác thải sinh hoạt ở khu vực này đang bị ùn ứ.

Bà Trần Thị Hạnh (50 tuổi) cho biết, trước đây rác thải ở khu vực này xử lý rất gọn gàng, sạch sẽ, ngày nào cũng có người đến lấy rác đi. Nhưng từ khi bị cách ly đến nay, rác thải nơi đây rơi vào tình trạng ùn ứ, hôi thối, mất vệ sinh.

“Hiện tại khu vực này có 3 nơi để rác nhưng 2, 3 ngày mới có người đến lấy rác một lần và không lấy đồng loạt. Tôi thấy họ lấy đống này xong, vài ngày mới lấy đống kia. Chúng tôi cũng đã phản ánh với đơn vị thu gom rác để họ xử lý gọn gàng, sạch sẽ nhưng chưa được giải quyết triệt để. Mới đây chúng tôi đã phản ánh lên UBND phường nhưng cũng chưa thấy thay đổi gì”, bà Hạnh bức xúc.

Theo quan sát của phóng viên, trong 3 nơi để rác của khu vực này có 2 thùng rác được đặt phía bên trái trên lầu của chung cư và phía gần cổng chợ. Nơi còn lại là cách dây giăng vài mét dành cho người bị cách ly. Đáng chú ý, rác của người bị cách ly không được bỏ vào túi gọn gàng, phân loại và dán thông báo có nguy cơ nhiễm bệnh Covid-19 mà vứt lung tung. Chai nhựa, hộp xốp nằm lăn lóc trong đống rác.

Ông Nguyễn Minh Thông – Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Q.10 – cho biết, rác sinh hoạt của người dân hoặc tại những tuyến hẻm đang bị cách ly trên địa bàn do Công ty Dịch vụ Công ích quận và các đơn vị dân lập phụ trách.


Công ty TNHH MTV Môi trưng Đô th TP.HCM đang x lý rác thi có nguy cơ nhim Covid-19

“Tình trạng rác thải đang ùn ứ tại khu cách ly chợ Trần Nhân Tôn chúng tôi có biết và đã hỗ trợ thùng rác để người dân bỏ rác vào. Còn việc thu gom do một đơn vị dân lập phụ trách nên đơn vị này mới có trách nhiệm giải quyết”, ông Thông nói.

Trước đó, tại khu vực cách ly trên đường Dương Quảng Hàm (Q.Gò Vấp) cũng tồn đọng một đống rác to đùng. Rác thải sinh hoạt, rác thải y tế của người bị cách ly trộn lẫn với nhau không được phân loại, không bỏ vào túi và dán thông báo nguy hại. Đáng lý đống rác này phải sớm được thu gom, xử lý để tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng thì nó cứ nằm yên ở đó và mỗi ngày mỗi phì ra…

Theo thng kê ca S Tài nguyên và Môi trưng TP.HCM, hin trung bình mi ngày trên đa bàn TP phát sinh t 9.000 – 11.000 tn rác thi sinh hot, trong đó có rác thi ca nhng ngưi nhim và nghi nhim Covid-19. Hot đng thu gom cht thi rn sinh hot hin nay do 2 nhóm đơn v thc hin. Đi vi h thng công lp do Công ty TNHH MTV Môi trưng đô th TP.HCM và công ty dch v công ích qun/huyn thc hin – thu gom 40% khi lưng rác. Còn h thng dân lp do các công ty tư nhân, lc lưng thu gom rác dân lp thc hin – thu gom 60% khi lưng.

Anh Minh Hòa (người dân nơi đây) chia sẻ: “Vấn đề này còn phụ thuộc vào ý thức của người dân. Thay vì bỏ rác lung tung thì mình tự phân loại, bỏ vào túi gọn gàng, dán thông báo rác nguy hại. Tình trạng rác thải của TP đang tăng cao. Do đó, mỗi người dân cách ly cũng cần ý thức để góp phần hỗ trợ những người thu gom, xử lý rác bớt được phần nào vất vả”.

Bên cạnh một số khu vực cách ly có rác tồn đọng thì nhiều điểm cũng được giải quyết gọn gàng, sạch sẽ, không có tình trạng ùn ứ. Cụ thể tại hẻm 436 đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3) bị giăng dây một đoạn nhưng có tới 4 thùng rác đặt phía trước khu cách ly để người dân bỏ vào, trông rất gọn gàng; tại điểm phong tỏa trên đường Phan Chu Trinh (P.2, Q.Bình Thạnh) và hẻm 19 đường Hồ Văn Huê (Phú Nhuận)… mỗi ngày đều có lực lượng thu gom, không để xảy ra tình trạng ùn ứ. 

Rác nguy hi sp vưt công sut x

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM là đơn vị duy nhất của TP xử lý rác thải sau khi thu gom. Trong khu xử lý rộng gần 1.000m2, những thùng rác chứa chất thải y tế từ khu cách ly được để ở khu vực riêng biệt, có hàng rào ngăn cách, công nhân mặc bảo hộ trùm kín liên tục phun xịt khử khuẩn trước khi cho vào lò đốt.

Anh Lê Thanh Hiền – công nhân của công ty – cho biết, rác thải y tế và rác thải từ khu vực cách ly, phong tỏa được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Rác trước khi thu gom để đưa lên xe vận chuyển chuyên dụng (thùng kín) được phun xịt khử khuẩn. Khi vận chuyển về đây xử lý được phun xịt khử khuẩn một lần nữa trước khi đưa vào xử lý bằng công nghệ đốt ở nhiệt độ cao. Tro chất thải sau khi đốt xong còn phải phun khử khuẩn thêm một lần nữa, sau đó mới hóa rắn và chôn lấp tại bãi chôn lấp an toàn dành riêng cho chất thải nguy hại.

Đây là thời điểm công nhân thu gom và xử lý rác thải phải làm việc gấp 2, 3 lần so với bình thường do phải xử lý lượng rác thải y tế trong mùa dịch.

“Công việc vất vả, nguy hiểm, thậm chí đối mặt với dịch bệnh Covid-19 nhưng nếu mình không làm thì ai làm, nghĩ vậy mà tôi luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình để hỗ trợ TP vượt qua giai đoạn khó khăn này”, anh Hiền chia sẻ.

Hiện nay toàn bộ rác thải y tế tại các bệnh viện, trung tâm và phòng khám đa khoa đều do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM thu gom, xử lý theo quy trình nghiêm ngặt của chất thải nguy hại, ước tính khoảng 23 tấn/ngày. Riêng rác thải sinh hoạt tại khu vực cách ly người mắc Covid-19 ước tính khoảng 12 tấn/ngày. Hiện công suất tiếp nhận và xử lý rác thải y tế, rác thải từ khu vực cách ly tập trung đã đạt mức 35 tấn/ngày, trong khi công suất xử lý tối đa của công ty là 42 tấn/ngày. Do đó, nếu tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lượng rác  tăng mạnh sẽ vượt quá khả năng xử lý của công ty.

Để đảm bảo công tác thu gom rác tại khu vực cách ly được thông suốt, tránh tình trạng ứ đọng rác, gây nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly, công ty này đã bố trí thường trực một đội hơn 300 công nhân, tần suất hoạt động của các công nhân là 3 ca/ngày và 24/24 giờ.

Khánh Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)