Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xuân về trên xã đảo Thạnh An

Tạp Chí Giáo Dục

Cách trung tâm TP.HCM khong 70km, xã đo Thnh An (huyn Cn Gi, TP.HCM) đang dn “thay da đi tht” nh s quan tâm đu tư ca TP.HCM và huyn Cn Gi. T đưng, đin, trưng, trm đến cnh quan môi trưng đu đưc đu tư, nâng cp; đc bit, đi sng ca ngưi dân ngày càng đưc ci thin…

Du khách check-in ở bến tàu xã đảo Thạnh An

Đi sng ngưi dân nâng cao

Thạnh An là xã đảo duy nhất của TP.HCM, đây cũng là địa phương còn nhiều khó khăn do địa bàn cách trở, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy. Mặc dù vậy, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đảo luôn khắc phục khó khăn, từng bước xây dựng và phát triển địa phương. Cùng với đó là sự quan tâm đầu tư của Thành ủy, HĐND – UBND TP.HCM và huyện Cần Giờ về triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật điện, nước, chiếu sáng, viễn thông, đường giao thông.

Đến nay, các công trình đã hoàn thành, xã đảo Thạnh An như được khoác lên chiếc áo mới với đô thị khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân. Hiện nay, dọc tuyến đường trung tâm xã đảo Thạnh An đã có nhiều hàng quán, cửa tiệm mọc lên; những ngôi nhà đã được xây dựng kiên cố, khang trang, chất lượng sống của nhân dân xã đảo được nâng cao.

Anh Nguyễn Thành Long (39 tuổi) người dân xã đảo cho hay, từ năm 2016 về trước, đời sống người dân trên xã đảo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, ngay cả nước ngọt cũng thiếu. Để có điện sản xuất, sinh hoạt, người dân phải dùng máy phát điện diesel… Tuy nhiên, từ năm 2016 trở lại đây, được huyện và TP.HCM quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, đời sống của bà con dần được cải thiện, người dân rất phấn khởi.

Ông Nguyễn Văn Sô (71 tuổi) người dân ấp Thạnh Bình, xã Thạnh An chia sẻ, trước đây cơ sở hạ tầng của xã đảo rất kém, đường sá chật hẹp, xuống cấp, đời sống bà con gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng kể từ khi được Nhà nước quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, người dân phấn khởi hơn. Hiện trên xã đã có trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS – THPT theo chuẩn quốc gia, con em trong xã cũng thuận lợi học hành hơn. (Trước đây, con em xã đảo Thạnh An muốn học THPT là đi ghe vào thị trấn Thạnh An để học – PV). Ngoài ra, đường sá được nhựa hóa khắp xã, điện được ngầm hóa, nước sinh hoạt cũng đến từng hộ dân, bà con ai cũng vui mừng.

“Được Nhà nước quan tâm đầu tư như vậy người dân xã đảo chúng tôi rất mừng, tạo điều kiện thuận lợi để bà con phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đặc biệt là trước đây, người dân nuôi thủy sản ở xã đảo gặp nhiều khó khăn, thiếu đầu ra và giá cả rất bấp bênh. Nhưng từ khi đầu tư cơ sở hạ tầng, khách du lịch đến xã đảo nhiều hơn; qua đó người dân có thể dùng hải sản mình làm ra để chế biến các món ăn phục vụ du khách, vừa bán hải sản tươi sống cho du khách mang về”, ông Sô phấn khởi nói.

To bưc chuyn cho phát trin du lch

Ông Đặng Hoàng Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh An – cho biết, kể từ khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Thạnh An ngày càng phát triển hơn, nhất là vào giai đoạn 2016-2020.

Thời gian qua, trên cơ sở kết quả của giai đoạn trước, xã cũng đã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; những tiêu chí của giai đoạn trước vẫn được duy trì và nâng cao chất lượng. Song song với đó, hiện xã cũng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Bên cạnh đó, huyện Cần Giờ cũng đã tham mưu cho UBND TP và được phê duyệt danh mục dự án phát triển kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo ông Sơn, đề án này có nhiều chương trình, công trình đột phá, làm sao để xây dựng xã đảo Thạnh An ngày càng phát triển tương đương phường của 1 quận nhưng quy mô dân số ít hơn.

Xây dng Cn Gi tr thành Thành ph sinh thái

Tham dự Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 19 của Huyện ủy Cần Giờ (ngày 4-10-2024), Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi kỳ vọng đến thời điểm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, người dân Cần Giờ nói chung và xã đảo Thạnh An nói riêng có thể cảm nhận, hưởng thụ được những thành quả của độc lập, thống nhất, phát triển.

Chủ tịch UBND TP cũng đề nghị huyện Cần Giờ tập trung đề án Cần Giờ xanh; triển khai Nghị quyết 12/2022 của Thành ủy TP.HCM về phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030 cơ bản xây dựng huyện trở thành Thành phố sinh thái.

“Để Thạnh An phát triển như hôm nay, phải nói là sự quan tâm rất lớn của Thành ủy, UBND TP.HCM cũng như Huyện ủy, UBND huyện Cần Giờ để chăm lo đời sống, tinh thần cho người dân xã đảo. Đặc biệt, gần đây có nhiều công trình xây dựng do Thành ủy TP.HCM chỉ đạo triển khai. Trong đó có thể kể đến một số công trình như: Nhựa hóa toàn bộ tuyến đường trên toàn xã; công trình ngầm hóa hệ thống điện… Đây là những công trình mang tính biểu tượng, tạo không gian khang trang hơn để phục vụ khách du lịch”, ông Sơn cho hay.

Ngoài những công trình đó, trước đây còn có nhiều công trình xây dựng tại xã đảo Thạnh An như công trình kè đá ven biển; công trình khu neo đậu tàu thuyền tránh bão; cầu tàu để phục vụ khách du lịch… Từ những công trình này, người dân được thụ hưởng rất nhiều. “Nhờ những công trình đó đã góp phần thực hiện phát triển kinh tế của xã. Đặc biệt là đời sống của người dân ngày được nâng cao”, ông Sơn nói.

Nhờ sự quan tâm đầu tư của các cấp, những công trình đã được triển khai nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế của xã, đặc biệt phục vụ cho du lịch.

Ông Sơn thông tin thêm, tình hình du lịch của xã đảo Thạnh An gần đây phát triển rất tốt. Sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, lượng khách đến xã đảo dần nhiều hơn và ổn định.

Xã đảo Thạnh An nhìn từ trên cao

Đặc biệt, sau khi được đi tham quan học hỏi mô hình du lịch cộng đồng ở tỉnh Trà Vinh, người dân ở ấp Thiềng Liềng (xã đảo Thạnh An) đã đầu tư làm theo và đang trong quá trình phát triển. Hiện có 17-18 dịch vụ du lịch, trong đó có tham quan trải nghiệm đời sống người dân địa phương.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh An, thời gian qua, Đảng ủy chính quyền xã cũng đã tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu du lịch là một ngành nghề để phát triển kinh tế gia đình. Qua đó người dân quan tâm, đầu tư các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Hiện những mô hình phục vụ du lịch dần phát triển, đặc biệt dịch vụ lưu trú ở Thạnh An đang tăng lên.

Hiện nay khách trong nước và nước ngoài đã biết đến Thạnh An và đang đi theo chiều hướng tốt lên. Trung bình một năm xã đảo đón khoảng 60.000-70.000 lượt khách. Tuy nhiên, lượt khách đến ở lại còn rất ít, chủ yếu đi tham quan và về trong ngày. Sắp tới, xã triển khai nâng cấp kè đá chắn sóng vừa đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai, vừa tạo thêm cảnh quan cho khách du lịch check-in…

Trn Hưng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)