Sáng 13-3, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác xuất bản, phát hành xuất bản phẩm và triển khai một số nội dung cơ bản, trọng tâm thực hiện Luật Xuất bản 2015.
Tại hội nghị, Cục Xuất bản, In và phát hành cho biết: Trong năm 2014, tổng số sách phát hành trên toàn hệ thống là 378 triệu bản (tăng 2% so với năm trước); xuất khẩu 378 triệu bản sách, 6,5 triệu tờ báo, tạp chí (tăng 2% so với 2013); nhập khẩu 52 triệu bản sách, 7,8 triệu tờ báo, tạp chí (tăng 3%).
Qua công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực xuất bản đã phát hiện, xử lý 399 xuất bản phẩm vi phạm (tăng 57% so với 2013). Trong đó, vi phạm chủ yếu là mạo danh nhà xuất bản, in lậu, nhập lậu, lưu hành bất hợp pháp, ghi không đúng, không đầy đủ thông tin trên xuất bản phẩm…
Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành, cho rằng: Trong năm 2014 mặc dù số lượng sách xuất bản cao hơn so với năm trước, nhưng chất lượng chưa đồng đều. Thậm chí nhiều cuốn có nội dung vô bổ, nhảm nhí, không có giá trị giáo dục… Ví dụ như: Từ điển ngôn ngữ; sách ngôn tình; sách có nội dung lấy từ internet… Trong đó, một số xuất bản phẩm sai phạm nghiêm trọng bị dư luận phản ứng dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của toàn ngành. Đặc biệt, hiện tượng vi phạm bản quyền vẫn còn tiếp diễn trầm trọng và phức tạp. Tình trạng xuất bản nhưng không có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả xảy ra rất nhiều. Nguyên nhân là do sự tiếp tay của một số nhà xuất bản cho các đầu nậu sách. Điều này làm triệt tiêu tin thần nghiên cứu, sáng tạo của nhân sĩ, trí thức, phát hoại sản xuất của chính ngành xuất bản, gây ảnh hưởng rất xấu đến cộng đồng xã hội.
Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành, cho rằng: Trong năm 2014 mặc dù số lượng sách xuất bản cao hơn so với năm trước, nhưng chất lượng chưa đồng đều. Thậm chí nhiều cuốn có nội dung vô bổ, nhảm nhí, không có giá trị giáo dục… Ví dụ như: Từ điển ngôn ngữ; sách ngôn tình; sách có nội dung lấy từ internet… Trong đó, một số xuất bản phẩm sai phạm nghiêm trọng bị dư luận phản ứng dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của toàn ngành. Đặc biệt, hiện tượng vi phạm bản quyền vẫn còn tiếp diễn trầm trọng và phức tạp. Tình trạng xuất bản nhưng không có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả xảy ra rất nhiều. Nguyên nhân là do sự tiếp tay của một số nhà xuất bản cho các đầu nậu sách. Điều này làm triệt tiêu tin thần nghiên cứu, sáng tạo của nhân sĩ, trí thức, phát hoại sản xuất của chính ngành xuất bản, gây ảnh hưởng rất xấu đến cộng đồng xã hội.
Theo SGGP
Bình luận (0)