Gần đây, cây giống ở ĐBSCL hút hàng, tăng giá là nhờ xuất khẩu nhưng tình trạng này kéo dài sẽ là mối đe dọa lớn cho vườn cây ăn trái trong nước.
Cây giống ở ĐBSCL đang được xuất khẩu với số lượng lớn – Ảnh: Hoài Phong
Khan hiếm cây giống
Ông Phạm Hồng Sơn, chủ Cơ sở sản xuất cây giống Mười Sơn (xã Sơn Định, H.Chợ Lách, Bến Tre), cho biết từ đầu năm đến nay, cây giống tăng giá bình quân từ 40 – 60 %. Cụ thể, sầu riêng loại 1 từ 22.000 đồng/cây tăng lên 30.000 – 35.000 đồng/cây; xoài loại 1 từ 14.000 đồng/cây tăng lên 26.000 đồng/cây; dừa, cam sành… cũng tăng từ 5.000 – 10.000 đồng/cây. Tuy giá tăng cao nhưng cây giống loại 1 gần như không còn đủ để cung ứng theo đơn đặt hàng của các thương lái Trung Quốc, Lào, Campuchia…
Tại H.Chợ Lách, số cây giống xuất khẩu theo đường tiểu ngạch từ đầu năm đến nay lên đến 9 triệu cây, chiếm khoảng 50% lượng cây giống được nhà
Để qua được hải quan, cây giống xuất khẩu phải đeo nhãn hiệu “cây giống kém chất lượng”, vì Bộ NN-PTNT đã quy định không được phép xuất khẩu cây giống cho trái đặc sản ra nước ngoài Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ Cơ sơ sản xuất cây giống Thanh Sơn |
vườn sản xuất hằng năm. Trong đó, Cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây ăn trái Thùy Trang (xã Vĩnh Thành, H.Chợ Lách) đã liên kết với thương lái Trung Quốc thu gom số lượng lớn cây giống cho trái ngon như: măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, xoài cát Hòa Lộc, mít… xuất khẩu sang thị trường này.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn (chủ Cơ sơ sản xuất cây giống Thanh Sơn, xã Phú Phụng, H.Chợ Lách), do thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu lớn các loại cây giống trái ngon của Việt Nam nên thương lái trong nước thi nhau thu gom cây giống rồi chở bằng container đến cửa khẩu Lạng Sơn giao cho khách hàng nước này. “Để qua được hải quan, cây giống xuất khẩu phải đeo nhãn hiệu “cây giống kém chất lượng”, vì Bộ NN-PTNT đã quy định không được phép xuất khẩu cây giống cho trái đặc sản ra nước ngoài”, ông Sơn cho biết.
Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, nhà vườn ở miền Đông, miền Trung và miền Bắc chưa thể trồng được vì khô hạn, thiếu nước tưới. Còn khu vực miền Nam thì nhà vườn đã trồng nhưng nhu cầu chỉ khoảng 15% trong tổng số cây giống đã sản xuất. Từ những cơ sở trên và căn cứ vào số lượng cây giống loại 1 hiện đang hụt nguồn cung, nhiều người đặt câu hỏi cây giống tiêu thụ ở đâu và được hầu hết các chủ cơ sở kinh doanh cây giống khẳng định là “xuất khẩu”. Ông Thanh Sơn cho biết đến thời điểm này, thương lái từ Cannada, Trung Quốc vẫn thường xuyên liên lạc đặt hàng cây giống loại 1. Tuy nhiên, ông không thể ký hợp đồng vì số lượng cây giống còn lại trong nhà vườn toàn loại 2, không đạt tiêu chuẩn đặt hàng của đối tác.
Đe dọa vườn cây trong nước
Theo ông Phạm Hồng Sơn, khi cây giống xuất khẩu với số lượng lớn, giá tăng mạnh thì người sản xuất rất vui vì được hưởng lợi. Còn những cơ sở kinh doanh cây giống đã ký kết hợp đồng giao cây giống cho những dự án chuyển đổi cây trồng với ngành nông nghiệp các tỉnh thì đang thấp thỏm, vì so với thời điểm chào hàng cho đến lúc giao cây giống theo hợp đồng cuối tháng 4.2014 thì giá tăng lên 40 – 60%. Mặt khác, phí vận chuyển tăng thêm 50%/chuyến do việc kiểm soát vận tải đường bộ, thuế giá trị gia tăng từ mức 0,8% lên 2% theo từng giá trị hóa đơn… Tất cả các yếu tố trên đã làm cho nhiều cơ sở kinh doanh cây giống đứng trước nguy cơ thua lỗ. Trong khi đó, những nhà vườn chuẩn bị trồng phải chấp nhận mua cây giống giá cao nhưng không thận trọng sẽ mua nhầm cây giống loại 2 có gốc ghép, chiều cao chưa đủ chuẩn.
Ông Trịnh Văn Bình (ở ấp Phú Long, xã Hưng Khánh Trung B, H.Chợ Lách) cho biết giá cây giống đang tăng ngoài tầm kiểm soát của các cơ sở kinh doanh giống cây trồng. Nhiều cơ sở phải chấp nhận thua lỗ hàng chục triệu đồng để giao cây giống theo hợp đồng đã ký với các dự án đã ứng tiền trước. Hiện cây giống loại 1 đã cạn nguồn, chỉ còn lại nguồn giống loại 2, do đó nhà vườn có nhu cầu mua cây giống phải hết sức thận trọng. Cần phải chọn cơ sở sản xuất có uy tín, cây giống phải có nhãn hiệu và tốt hơn nên hợp đồng trách nhiệm đảm bảo đúng giống… Ngoài ra, cần xem lại việc tự do xuất khẩu cây giống, kiểm soát xuất khẩu cây giống theo đường tiểu ngạch để giúp ngành trái cây Việt Nam tránh mối họa trong tương lai.
Hoài Phong (TNO)
Bình luận (0)