Chè là một trong số hiếm hoi các mặt hàng nông sản tăng cả lượng (6,28%) và giá trị (tăng 14,61%) so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu chè tháng 3/2010 đạt 7.000 tấn, kim ngạch 9 triệu USD, đưa lượng chè xuất khẩu cả quý 1 lên 24.000 tấn, kim ngạch 33 triệu USD.
Chè là một trong số hiếm hoi các mặt hàng nông sản tăng cả lượng (6,28%) và giá trị (tăng 14,61%) so với cùng kỳ năm trước.
Giá chè xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm đã tăng 93 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2009. Từ đầu năm đến nay, hầu hết các thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam đều có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2009, chỉ có 2 thị trường có kim ngạch giảm là Pakistan và Đài Loan.
Giá chưa cải thiện nhiều
Trong số các thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam trong quý 1, Nga đã vượt qua Pakistan trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất, tăng 85,99% về lượng. Tính chung 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất 3,4 nghìn tấn chè sang thị trường Nga với trị giá hơn 7 triệu USD. Chiếm 13% lượng chè xuất khẩu của cả nước, Ấn Độ đứng thứ hai với lượng xuất trong tháng 3 là 1,1 nghìn tấn, trị giá 1,4 triệu USD, tăng 69% về trị giá và 33% về lượng so với tháng đầu năm 2010.
Trong tháng 2/2010 xuất khẩu chè sang Tiểu Vương Quốc ả rập Thống nhất chỉ đạt 354 tấn chè các loại, trị giá 704,2 nghìn USD, giảm 17,59% về trị giá và 20,81% về lượng so với tháng 1/2010. Nhưng nếu so sánh 2 tháng đầu năm 2010 với cùng kỳ năm 2009 thì xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh cả về lượng lẫn trị giá, với 801 tấn chè các loại, trị giá 1,55 triệu USD, tăng 4.527,64% về trị giá và 2.706,71% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ xuất khẩu chè tăng cả về lượng lẫn giá, nên giá các loại chè tại thị trường trong nước tại các điểm thu mua thời gian vừa qua khá vững vàng. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè búp tươi cành và giá chè búp tươi hạt lần lượt là 4.000 đồng/kg và 3.200 đồng/kg. Giá các loại chè khác ổn định: chè hương bán lẻ 62.000 đồng/kg, giá chè xanh bán buôn, bán lẻ từ 35.000-40.000 đồng/kg.
Tại thành phố Thái Nguyên, giá bán lẻ chè cành chất lượng cao khoảng 180.000 đồng/kg; chè xanh búp khô đã tăng trở lại lên mức giá 90.000 đồng/kg.
Lượng chè xuất khẩu cả năm 2009 ước đạt 133 nghìn tấn, với kim ngạch 178 triệu USD, tăng 27,3% về lượng và 21,27% về giá trị so với năm 2008. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng 30 triệu USD so với năm 2008, nhưng tăng chủ yếu do lượng xuất khẩu tăng, chứ không phải do cải thiện về giá. Ước tính hiện nay có khoảng 2-3 triệu người Việt Nam có nguồn thu nhập chính phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào cây chè, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chiếm đến 70% sản lượng chè cả nước.
Tuy nhiên so với các sản phẩm nông nghiệp khác như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều khả năng sinh lợi nhuận của chè vẫn còn kém xa so với tiềm năng. Giá chè xuất khẩu bình quân của cả nước trong năm 2009 chỉ được 1,1 USD/kg, trong khi giá bình quân của thế giới vào khoảng 2,2 USD/kg. Một trong những nguyên nhân khiến giá xuất khẩu chè của Việt Nam thấp như vậy là vì hầu hết các sản phẩm chè còn thiếu uy tín về chất lượng, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chủ động mở rộng thị trường thế giới
Trước thực trạng đó, một số doanh nghiệp đang nỗ lực chuyên chú vào chất lượng để tìm cách nâng cao giá trị cho ngành chè như Phú Bền, An Phát, Tân Cương…
Công ty chè Phú Bền đang có nhiều nỗ lực trong việc tạo dựng được uy tín đáp ứng các cam kết, tích cực chủ động tham gia thực hiện giảm dư lượng hoá chất trong sản phẩm, các nhà máy đều được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, chè Phú Bền đã làm hài lòng nhiều bạn hàng khó tính và có mặt ở hơn 10 nước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Nga, Nhật Bản, Trung Đông, Pakistan. Bởi vậy giá xuất khẩu của Phú Bền luôn cao hơn nhiều so với giá bán của các doanh nghiệp khác ở Việt Nam, giá xuất bình quân năm 2009 đạt 2 USD/kg.
Nhiều thương nhân cho biết, các khách hàng đang ngày càng ưa chuộng chè Việt Nam. Hiện các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta là Nga, Ấn Độ, Pakistan… Ngành chè đang đặt mục tiêu sẽ mở rộng thị trường sang Syria, Jordan và UAE trong năm nay.
Chè đen hiện chiếm 80% tổng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam, đối với loại sản phẩm này thì Đài Loan là thị trường lớn nhất, chiếm 17%, tiếp đến là Nga, Irắc, Pakistan, Đức và Singapore.
Việt Nam hiện là nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới. Với những thành quả đã đạt được trong năm 2009 và sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu chè trong 3 tháng đầu năm, nhiều chuyên gia cho rằng mục tiêu trước kia từng đề ra đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu chè 200 triệu USD là có thể khả thi.
Trên thị trường thế giới, hiện tại tiêu thụ chè đang tăng mạnh. Người tiêu dùng tại Mỹ vẫn có xu hướng chuyển từ những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây sang các sản phẩm rẻ hơn như chè. Tại châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga cũng đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè trong thời gian tới.
Tiêu thụ chè thế giới luôn tăng vượt sản lượng thu hoạch trong giai đoạn 2005-2009. Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên hợp quốc dự báo, tình trạng thiếu cung chè sẽ càng thêm trầm trọng trong năm 2010 do sản lượng ở châu Phi, Sri Lanka và Ấn Độ tăng không theo kịp nhu cầu.
Giá chè nguyên liệu thời gian qua khá ổn định.
Giá chè xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm đã tăng 93 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2009. Từ đầu năm đến nay, hầu hết các thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam đều có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2009, chỉ có 2 thị trường có kim ngạch giảm là Pakistan và Đài Loan.
Giá chưa cải thiện nhiều
Trong số các thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam trong quý 1, Nga đã vượt qua Pakistan trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất, tăng 85,99% về lượng. Tính chung 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất 3,4 nghìn tấn chè sang thị trường Nga với trị giá hơn 7 triệu USD. Chiếm 13% lượng chè xuất khẩu của cả nước, Ấn Độ đứng thứ hai với lượng xuất trong tháng 3 là 1,1 nghìn tấn, trị giá 1,4 triệu USD, tăng 69% về trị giá và 33% về lượng so với tháng đầu năm 2010.
Trong tháng 2/2010 xuất khẩu chè sang Tiểu Vương Quốc ả rập Thống nhất chỉ đạt 354 tấn chè các loại, trị giá 704,2 nghìn USD, giảm 17,59% về trị giá và 20,81% về lượng so với tháng 1/2010. Nhưng nếu so sánh 2 tháng đầu năm 2010 với cùng kỳ năm 2009 thì xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh cả về lượng lẫn trị giá, với 801 tấn chè các loại, trị giá 1,55 triệu USD, tăng 4.527,64% về trị giá và 2.706,71% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ xuất khẩu chè tăng cả về lượng lẫn giá, nên giá các loại chè tại thị trường trong nước tại các điểm thu mua thời gian vừa qua khá vững vàng. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè búp tươi cành và giá chè búp tươi hạt lần lượt là 4.000 đồng/kg và 3.200 đồng/kg. Giá các loại chè khác ổn định: chè hương bán lẻ 62.000 đồng/kg, giá chè xanh bán buôn, bán lẻ từ 35.000-40.000 đồng/kg.
Tại thành phố Thái Nguyên, giá bán lẻ chè cành chất lượng cao khoảng 180.000 đồng/kg; chè xanh búp khô đã tăng trở lại lên mức giá 90.000 đồng/kg.
Lượng chè xuất khẩu cả năm 2009 ước đạt 133 nghìn tấn, với kim ngạch 178 triệu USD, tăng 27,3% về lượng và 21,27% về giá trị so với năm 2008. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng 30 triệu USD so với năm 2008, nhưng tăng chủ yếu do lượng xuất khẩu tăng, chứ không phải do cải thiện về giá. Ước tính hiện nay có khoảng 2-3 triệu người Việt Nam có nguồn thu nhập chính phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào cây chè, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chiếm đến 70% sản lượng chè cả nước.
Tuy nhiên so với các sản phẩm nông nghiệp khác như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều khả năng sinh lợi nhuận của chè vẫn còn kém xa so với tiềm năng. Giá chè xuất khẩu bình quân của cả nước trong năm 2009 chỉ được 1,1 USD/kg, trong khi giá bình quân của thế giới vào khoảng 2,2 USD/kg. Một trong những nguyên nhân khiến giá xuất khẩu chè của Việt Nam thấp như vậy là vì hầu hết các sản phẩm chè còn thiếu uy tín về chất lượng, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chủ động mở rộng thị trường thế giới
Trước thực trạng đó, một số doanh nghiệp đang nỗ lực chuyên chú vào chất lượng để tìm cách nâng cao giá trị cho ngành chè như Phú Bền, An Phát, Tân Cương…
Công ty chè Phú Bền đang có nhiều nỗ lực trong việc tạo dựng được uy tín đáp ứng các cam kết, tích cực chủ động tham gia thực hiện giảm dư lượng hoá chất trong sản phẩm, các nhà máy đều được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, chè Phú Bền đã làm hài lòng nhiều bạn hàng khó tính và có mặt ở hơn 10 nước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Nga, Nhật Bản, Trung Đông, Pakistan. Bởi vậy giá xuất khẩu của Phú Bền luôn cao hơn nhiều so với giá bán của các doanh nghiệp khác ở Việt Nam, giá xuất bình quân năm 2009 đạt 2 USD/kg.
Nhiều thương nhân cho biết, các khách hàng đang ngày càng ưa chuộng chè Việt Nam. Hiện các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta là Nga, Ấn Độ, Pakistan… Ngành chè đang đặt mục tiêu sẽ mở rộng thị trường sang Syria, Jordan và UAE trong năm nay.
Chè đen hiện chiếm 80% tổng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam, đối với loại sản phẩm này thì Đài Loan là thị trường lớn nhất, chiếm 17%, tiếp đến là Nga, Irắc, Pakistan, Đức và Singapore.
Việt Nam hiện là nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới. Với những thành quả đã đạt được trong năm 2009 và sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu chè trong 3 tháng đầu năm, nhiều chuyên gia cho rằng mục tiêu trước kia từng đề ra đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu chè 200 triệu USD là có thể khả thi.
Trên thị trường thế giới, hiện tại tiêu thụ chè đang tăng mạnh. Người tiêu dùng tại Mỹ vẫn có xu hướng chuyển từ những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây sang các sản phẩm rẻ hơn như chè. Tại châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga cũng đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè trong thời gian tới.
Tiêu thụ chè thế giới luôn tăng vượt sản lượng thu hoạch trong giai đoạn 2005-2009. Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên hợp quốc dự báo, tình trạng thiếu cung chè sẽ càng thêm trầm trọng trong năm 2010 do sản lượng ở châu Phi, Sri Lanka và Ấn Độ tăng không theo kịp nhu cầu.
Theo VnEconomy
Bình luận (0)