Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Xuất khẩu gạo: Nhiều cơ hội và thách thức

Tạp Chí Giáo Dục

Nh s quan tâm cùng nhiu ch trương, chính sách kp thi ca Chính ph, thi gian gn đây ngành lúa go Vit Nam đã có nhng bưc tăng trưng vưt bc và s chuyn mình mnh m trong c sn xut ln xut khu. Riêng năm 2023, Vit Nam lp k lc v sn lưng, năng sut vi kim ngch xut khu go đt 4,78 t USD, tăng 36,6% so vi năm 2022. Điu này m ra nhiu cơ hi đng thi cũng là thách thc cho ngành lúa go Vit Nam trong quá trình cnh tranh, xut khu ra thế gii…


Ngưi nông dân đang có cuc sng tt hơn nh giá lúa tăng

Vit Nam chiếm 15% tng lưng go xut khu toàn cu

Lúa gạo là hàng hóa thiết yếu, trên 50% dân số trên thế giới tiêu thụ hàng ngày. Gạo đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Tất cả sự thay đổi về chính sách, biến động về cung – cầu và khuynh hướng giá cả của các quốc gia tiêu thụ gạo trên thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến ngành gạo Việt Nam.

Ông Nguyễn Anh Sơn – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) – cho biết: “Thời gian qua, với các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành cùng nhiều giải pháp khơi thông thị trường, lưu thông hàng hóa, việc thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu đối với mặt hàng gạo đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực; góp phần tiêu thụ lúa, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân. Các cơ quan quản lý Nhà nước tích cực thực hiện nhiều giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ và đề xuất các giải pháp về vốn, đầu tư khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng lúa gạo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.

Cũng theo ông Sơn, để đảm bảo mục tiêu và hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành xuất khẩu gạo, Bộ Công thương hiện là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan, địa phương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong đó, Bộ Công thương là cơ quan chủ trì xem xét, thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho các thương nhân Việt Nam, nhằm đảm bảo hoạt động xuất khẩu lúa gạo diễn ra công bằng, hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững, hướng tới nâng cao chất lượng, trị giá và vị thế ngành hàng.


Vit Nam là mt trong 3 quc gia xut khu go ln nht thế gii

Hiện nay bên cạnh 161 thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, hàng năm, Bộ Công thương phối hợp với các địa phương, các cơ quan thuế, hải quan, môi trường và các hiệp hội ngành hàng, trong đó có VFA, xem xét phê duyệt danh sách doanh nghiệp xuất khẩu uy tín là những thương nhân tuân thủ quy định của pháp luật, có hoạt động kinh doanh hiệu quả, đạt thành tích tốt, có tiềm năng tăng trưởng bền vững cả về phương diện kinh doanh và các hoạt động vì môi trường, cộng đồng. Đối với mặt hàng gạo, xét kết quả năm 2022, hiện có 23 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín ngành hàng gạo.

Nhiu chính sách kp thi đ ngành go phát trin bn vng

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 583/QĐ – phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo đến năm 2030, với định hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường trọng điểm, truyền thống.

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay. Mới đây nhất, ngày 2-3-2024, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới…

Mi đây ti TP.Đà Nng đã din ra hi ngh lúa go toàn cu – SS Rice News Convention 2024. S kin ln đu tiên t chc ti Vit nhm thúc đy mng lưi th trưng go toàn cu. Hơn 400 đơn v nhp khu, xut khu và cung cp dch v ph tr trong ngành lúa go, các chuyên gia và nhà nghiên cu hàng đu trong ngành t 30 quc gia trên thế gii tham gia. Các đi biu đã chia s nhng thông tin hu ích, đ xut các gii pháp thiết thc trong công tác phát trin th trưng nhm h tr doanh nghip ngành go khai thác đa dng các th trưng xut khu cũng như xây dng, nâng cao v thế thương hiu ngành go Vit Nam.

“Nhờ vậy, ngành lúa gạo Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc và sự chuyển mình mạnh mẽ trong cả sản xuất và xuất khẩu. Sự tăng trưởng trong sản lượng, chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất được nâng cao đã giúp mở rộng thị trường, nâng cao vị thế gạo Việt Nam tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những thị trường khó tính như châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới ở các nước khu vực Trung Đông cũng đang có xu hướng ưa chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam. Năm 2023, sản xuất và xuất khẩu gạo lập kỷ lục về sản lượng, năng suất khi cán đích với kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 4,78 tỷ USD, tăng 36,6% so với năm trước, mức xuất khẩu cao nhất trong nhiều năm của ngành gạo Việt Nam”, ông Sơn nhấn mạnh.

Giá go s còn tăng trong năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn còn nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gạo đã có những tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 1-2024 đã đạt 362 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, theo nhiều dự báo, giá gạo sẽ còn tăng trong năm 2024 do nguồn cung bị thắt chặt. Thị trường gạo dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt vào đầu năm do các hạn chế xuất khẩu đang diễn ra của Ấn Độ.

“Sự khởi đầu của El Nino và tác động tiềm tàng của hiện tượng thời tiết này đối với các khu vực trồng lúa chính đã làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung. Như vậy, cơ hội là rất lớn cho ngành lúa gạo và doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên cơ hội luôn song hành cùng thách thức”, ông Sơn nói.

Vĩnh Linh

 

Bình luận (0)