Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Xuất khẩu hàng dệt may: khó dài sang năm 2012

Tạp Chí Giáo Dục

Hiện nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đang lâm vào tình trạng thiếu đơn hàng cuối năm, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Lê Tiến Trường, phó tổng giám đốc tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, các doanh nghiệp dệt may đang đối mặt tình trạng thiếu đơn hàng. Ông cho hay: “Trong tháng 10 và tháng 11 năm nay, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành đã thiếu đơn hàng để sản xuất”.
Ông Nguyễn Văn Đô, tổng giám đốc DHA Group cũng nêu tình trạng lượng đơn hàng nhiều doanh nghiệp dệt may ký được trong những tháng cuối năm đã giảm tới 15 – 20% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2012, thị trường xuất khẩu dệt may vẫn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ ở EU, Hoa Kỳ, mức độ tiêu thụ của các thị trường có xu thế chậm lại.

Ông Lê Quang Hùng, chủ tịch HĐQT công ty may Garmex Sài Gòn, cho biết thêm: nhiều doanh nghiệp tìm đến các khách mua hàng mới tại Úc, châu Phi, Canada, Hàn Quốc… nhưng thị trường mới không dễ tăng sản lượng nhanh được.
Ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, vì nhiều hợp đồng xuất sang Mỹ và châu Âu đang bị giảm, nên xuất khẩu

Chín tháng đầu năm xuất khẩu dệt may đã thu về 10,5 tỉ USD, và chi khoảng 9,2 tỉ đôla nhập nguyên phụ liệu.

dệt may trong ba tháng cuối năm có thể bị giảm khoảng 10 – 15% so với đầu năm và khó giữ được mức tăng trưởng trên 30% mỗi tháng đều đặn như chín tháng đầu năm.
Theo ông Trường, năm 2012, tình hình cũng chưa thấy sáng sủa hơn khi thị trường xuất khẩu dệt may bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ ở EU, Hoa Kỳ, mức độ tiêu thụ của các thị trường có xu thế chậm lại.
Ông Đô cũng cho rằng, sang năm 2012, ngành dệt may Việt Nam sẽ còn tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, do các nước nhập khẩu chính của ngành là Mỹ và EU đang gặp khó khăn về tài chính, dẫn tới người dân cũng phải cắt giảm chi tiêu. Để thu hút đơn hàng, các nước như Ấn Độ, Indonesia đã chấp nhận giảm giá, nên các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn.
Bộ Công thương cũng dự báo: tình hình kinh tế ở Mỹ, EU vẫn còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong đó có hàng dệt may, nên lượng hàng dệt may tiêu thụ tại những thị trường này dự báo sẽ giảm so với cùng kỳ năm 2010. Lượng hàng tiêu thụ giảm, đồng nghĩa với việc đơn hàng ít và mức độ cạnh tranh để giành được đơn hàng sẽ tăng cao, đặc biệt là cạnh tranh về giá sẽ gay gắt hơn.

Bích Thuỷ/ SGTT

Bình luận (0)