Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Xuất khẩu lao động gặp khó do… dịch Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Theo đi din mt s doanh nghip, đơn v xut khu lao đng (XKLĐ), sau Tết Nguyên đán là cao đim ca nhng chương trình đưa lao đng trong nưc đến các th trưng truyn thng như Đài Loan, Nht Bn, Đc…, nhưng trưc din biến phc tp ca dch Covid-19, hin hot đng này gn như “đóng băng”.

Lao đng do Công ty Nht Huy Khang đào to cung ng cho th trưng Nht Bn

Ông Lê Hòa Phát (Công ty TNHH XKLĐ An Khang) cho biết hiện nay hoạt động tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo kế hoạch đã tạm hoãn. Theo đó, công ty có khoảng 3 hợp đồng đưa lao động đến các thị trường Ả Rập Xê Út; Nhật Bản, Malaysia… với gần 300 lao động phải tiếp tục chờ. Ông Phát cho rằng đây là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp nhưng vì tình hình chung của thế giới, phải tuân thủ các quy định liên quan để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả.

Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), trong 3 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài lên đến 32.343 người (đạt 27% kế hoạch năm – chỉ tiêu năm 2019 là 120.000 người). Trong số này, thị trường chủ yếu là Nhật Bản (19.056 người), kế đến là Đài Loan, Hàn Quốc. Năm nay, theo dự báo của các doanh nghiệp XKLĐ, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các quốc gia được xem là điểm đến của lao động Việt Nam nói trên đang tạm ngừng nhập cảnh, do đó số LĐXK trong 3 tháng đầu năm 2020 khó đạt được 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại TP.HCM, tính đến tháng 12-2019, TP có 86 đơn vị hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổng số 13.840 người (chỉ tiêu năm 2019 là 13.500 người), trong đó có 894 người có hộ khẩu TP (tỷ lệ 6,45%). Điều này cho thấy, người lao động ở các tỉnh/thành có nhu cầu XKLĐ khá cao. “Trước diễn biến của dịch bệnh, dự báo tình hình XKLĐ trong 6 tháng đầu năm 2020 của cả nước sẽ rất khó khăn, tình huống xấu hơn là số doanh nghiệp XKLĐ sẽ giảm do không trụ được”, bà Lê Thị Thủy Hương (Trưởng phòng Đào tạo và Tuyển dụng Công ty TNHH Cung ứng lao động quốc tế Cofilar) lo lắng. Cũng theo bà Hương, thị trường XKLĐ của Việt Nam vẫn là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippines… Gần đây, các thị trường Úc, Đức, Rumani… cũng được nhiều doanh nghiệp khai thác đưa lao động kỹ thuật cao, thực tập sinh kỹ thuật làm việc; tuy nhiên số lượng không nhiều, lại đối mặt với tình hình dịch bệnh nên không tránh khỏi khó khăn. Trong khi đó, ông Nghiêm Quốc Hưng (Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và Cung ứng nhân lực Hoàng Long) cho biết hiện Trung tâm đào tạo XKLĐ của công ty đã mở cửa trở lại nhưng người lao động ở các tỉnh/thành vẫn còn ngại dịch bệnh nên chưa đi đông đủ. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các đơn hàng cung ứng lao động.

Tuyên truyng dng Colab SOS

Mới đây, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã có buổi làm việc với các đơn vị trực thuộc, trong đó dành nhiều thời gian cho nội dung lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh cần đẩy mạnh tuyên truyền ứng dụng “Kết nối người lao động đang làm việc ở nước ngoài” (Colab SOS) của Trung tâm lao động ngoài nước và có những bài viết chuyên sâu, thông tin, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng lao động Việt Nam ở nước ngoài và người dân để khuyến khích sử dụng Colab SOS có hiệu quả…

Tại buổi làm việc với các đơn vị trực thuộc mới đây, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung yêu cầu các doanh nghiệp XKLĐ cần dừng ngay việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các khu vực có dịch. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp không chấp hành. Có các biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo người lao động (kể cả lao động bất hợp pháp) chủ động khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định của các nước sở tại trong trường hợp bị nhiễm hay nghi nhiễm dịch Covid-19 hoặc đến từ các vùng khác.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã có khuyến cáo, để tránh bị lừa, trong thời điểm này người lao động không thực hiện bất kỳ hợp đồng nào từ các đơn vị XKLĐ mà mình chưa rõ thông tin. Đồng thời theo dõi thông tin từ các chương trình của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại www.colab.gov.vn, hoặc từ thông báo của địa phương như tuyển thực tập sinh hộ lý tại Nhật Bản khóa 1 năm 2020; tuyển chọn điều dưỡng viên đi học tập và làm việc tại Đức trong ngành điều dưỡng khóa 6 (năm 2020-2021); tuyển chọn thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo chương trình IM Japan đợt 1 năm 2020… Ngoài ra, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng lưu ý các địa phương cần cập nhật danh sách những đơn vị được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để người lao động biết.

T.Anh

Bình luận (0)