Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Xuất ngoại để mua đồ giá rẻ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thời gian gần đây, nhiều người dân, nhất là những người có nhu cầu tân trang nhà cửa truyền nhau thông tin sang Trung Quốc mua hàng nội thất giá rẻ.  
Ảnh: minh họa – Internet
Ngay cả khi tính thêm các chi phí ăn ở, đi lại… đồ nội thất mua tại đó chỉ bằng một phần ba thậm chí tới hơn một nửa so với giá bán trong nước. Mặc dù có thể gặp nhiều rủi ro khi vận chuyển như bị lực lượng chức năng bắt giữ, vừa mang tội buôn lậu lại mất hết cả hàng hóa nhưng vẫn có rất nhiều người sang mua sắm. Thậm chí, nhiều người còn chung nhau cả mấy xe container chở về để vừa có thời gian chọn lựa, vừa tiết kiệm chi phí.
Chưa nói đến việc quản lý ở các cửa khẩu còn lỏng lẻo, để cho một lượng hàng tiêu dùng nhập lậu vào trong nước, việc người dân đổ xô sang Trung Quốc mua hàng nội thất giá rẻ là một nghịch lý khó chấp nhận vì Việt Nam có ưu thế lớn về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước đạt 3,45 tỉ USD và nhập khẩu 1,15 tỉ USD. 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu là 1,46 tỉ trong khi nhập khẩu 485 triệu USD. Với thị trường Trung Quốc, Việt Nam xuất siêu gỗ và các sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cả năm ngoái là 405 triệu USD trong khi nhập khẩu 169 triệu USD. 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đạt 222 triệu USD trong khi nhập khẩu 57 triệu USD. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chủ yếu xuất gỗ nguyên liệu hoặc các sản phẩm sơ chế. Trong khi nhập về chủ yếu là thành phẩm.
Đại diện một doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lâm nghiệp lớn cũng đã có lần tâm sự, nguyên nhân là do khâu thiết kế của Việt Nam còn kém, công nghệ chưa hoàn chỉnh, khâu quảng cáo, hỗ trợ sản phẩm chưa tốt… Trong khi đó, hàng Trung Quốc sản xuất tại chính công trường, giá chi phí và nhân công đều rẻ hơn so với Việt Nam. Tồn tại này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng đến bao giờ mới được khắc phục thì không cá nhân, đơn vị có trách nhiệm nào đề cập đến. Vì vậy, nghịch lý bán nguyên liệu, mua thành phẩm vẫn cứ tồn tại.
Theo Minh Phương
Kinh tế & Đô thị

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)