Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Xưng hô trong trường học: Quan trọng thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo

Tạp Chí Giáo Dục

Xưng hô trong trưng hc không đơn thun là giao tiếp mà còn là văn hóa hc đưng, th hin s tôn sư trng đo, tình cm thy trò. Vì thế, s là khiên cưng thm chí khp khing nếu đt lên bàn cân đong đếm.


Cách xư hô trong nhà trưng không ch th hin tình cm thy trò mà còn th hin tinh thn tôn sư trng đo

Không ch là xưng hô, còn là tình cm thy trò

Câu chuyện về cách xưng hô của giáo viên với học sinh “nóng” lên khi mới đây trên trang cá nhân, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lại Nguyên Ân bày tỏ quan điểm: Yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là “con”.

Từ quan điểm này, ông thẳng thắn góp ý Bộ GD-ĐT sớm có quy chế về xưng hô trong nhà trường nói chung mà trước hết là nhà trường phổ thông. Trong đó, điều thiết yếu là giáo viên không gọi (xưng hô) học trò là “con”, “các con”; phải gọi là “trò”, “các trò”, “các em”, “các bạn”. Ông cũng yêu cầu các phương tiện truyền thông không gọi học trò mọi cấp (từ mẫu giáo đến đại học) là “các con”, “con”, khuyến gọi học sinh là “các bạn”.

Với các viên chức tại các giao tiếp sự vụ và công cộng, ông yêu cầu phải gọi người dạy học là “giáo viên”, “giảng viên”, không gọi là “thầy”, “cô”; dành riêng cho học trò, người đang đi học cách gọi “thầy giáo”, “cô giáo”. Khuyến khích học trò các cấp, nhất là sinh viên đại học, xưng “tôi” trước giáo viên, ngay cả trong không gian trường học.

Theo nhiều nhà giáo dục, xưng hô trong nhà trường không thể nào khiên cưỡng, cứng nhắc mà thể hiện sự mềm dẻo. Trong cách xưng hô, không chỉ thể hiện mối quan hệ thầy – trò mà qua đó còn thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến, sự tận tụy của thầy cô đối với học trò mình.

“Luật Giáo dục Việt Nam không quy định thầy cô phải xưng hô thế nào với học sinh mà chỉ quy định người dạy phải tôn trọng nhân cách người học. Việc tôn trọng ở đây thiết nghĩ thể hiện ngay qua cách xưng hô. Tuy vậy, sẽ không có cách xưng hô nào là nhất quán khi giáo dục là môi trường đặc thù, với nhiều lứa tuổi, bậc học”, cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) bày tỏ.

Theo cô Trang, với học sinh mầm non, tiểu học, việc xưng “con” nghe rất tình cảm, nghe “thấy thương”. Trong lớp học, thầy cô gọi học sinh là con, truyền dạy kiến thức, dạy bảo điều hay lẽ phải. Ở nhà các em có ba mẹ, đến trường các em có thầy cô, việc xưng con không chỉ thể hiện sự quan tâm, đùm bọc, yêu thương mà đối với học sinh nhỏ tuổi cách xưng hô này còn trở thành sợi chỉ đỏ, nâng niu các em vững bước, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, học sinh lớp 1, 2 khi mới làm quen môi trường trường học. Lúc này, xưng con với các em còn góp phần hình thành nhân cách, ươm tình cảm yêu thương trong các em.

“Học sinh lớn hơn chút như THCS, THPT thì cũng tùy trường hợp để giáo viên có cách xưng hô khác nhau. Có thể vẫn là con, nhưng cũng có thể là các bạn, các em, các trò. Xưng hô thế nào trong nhà trường chỉ cần giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt, thể hiện sự tôn trọng của thầy cô dành cho các em mà vẫn không mất đi sự gần gũi của tình cảm thầy trò”, cô Nguyễn Đoan Trang bày tỏ.

Linh hot trong cách xưng hô th hin “tôn sư trng đo”

ThS. Lê Minh Huân (nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết, ngày trước bản thân mình được dạy trong môi trường sư phạm chỉ có “thầy” và “em”. “Em” ở đây không hẳn là học trò nhỏ mà thể hiện là “người sau, người học, đàn em”.

Thầy Huân cho hay, bản thân mình cũng xưng hô theo hoàn cảnh: với sinh viên thì dùng các em, các bạn; với học viên (giáo viên, cán bộ giáo dục) thì là thầy cô, còn nếu học viên không làm giáo dục thì là anh, chị; với học sinh nhỏ tuổi thì xưng con.

Vậy nên, trong môi trường học đường, thầy cô hoàn toàn có thể linh hoạt xưng hô, có thể hợp tuổi tác, hợp văn hóa bản địa, hợp hoàn cảnh nhưng vẫn thể hiện được tinh thần giáo dục, tôn sư trọng đạo là được. Không nên cứng nhắc và phê phán lại đánh mất cái hay, cái đẹp của chuyện dạy chữ, dạy người.

“Xưng “con” chỉ không hợp lý khi khoảng cách tuổi tác giáo viên và học trò là quá gần. Chẳng hạn thầy, cô 25-26 tuổi mà học trò 20-21, lúc này xưng em, xưng các bạn sẽ phù hợp hơn là con”, ThS. Lê Minh Huân phân tích.

Cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1) cũng cho rằng, cách xưng hô giữa thầy cô và học sinh không nên có quy định cụ thể, bắt buộc, nhất nhất phải xưng hô thế này, thế kia.

Thậm chí, trong nhiều trường hợp cụ thể, việc xưng hô còn thể hiện phương pháp sư phạm của người giáo viên để giáo dục, yêu thương, thấu hiểu, nâng đỡ học trò.

“Điều quan trọng nhất khi giáo dục học sinh tiểu học – lứa tuổi đang định hình nhân cách, tình cảm đó là đưa được tình yêu thương vào trong từng bài giảng. Cách xưng “con” với các em lúc này vừa phù hợp, vừa nhẹ nhàng, là sợi dây tình cảm để giáo viên động viên, yêu thương các em”, cô Đỗ Ngọc Chi chia sẻ.

Việc phát triển tư duy, nhận thức, tính phản biện độc lập của học sinh, theo cô Chi sẽ không phụ thuộc hay ràng buộc qua cách xưng hô của giáo viên với học sinh, mà thể hiện qua chính cách giảng dạy của thầy cô trong từng giờ lên lớp.

Nếu như giáo viên khuyến khích các em được nêu ý kiến, quan điểm, ghi nhận và đánh giá các ý kiến đó của các em bằng những cách thức khác nhau phù hợp với từng hoàn cảnh, trao quyền để các em được nói thì đã là cách để trang bị cho các em tư duy phản biện, biết tôn trọng ý kiến người khác.

Đ Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)