Các giảng viên người nước ngoài tại các trường đại học ở Ý đang được đấu tranh để không bị phân biệt đối xử so với giảng viên trong nước (ảnh minh họa). Ảnh: I.T
|
David Petrie, một giảng viên người Scotland hiện đang làm việc tại Ý hy vọng Liên minh châu Âu (EU) sẽ dừng việc thực hiện cải cách của Chính phủ Berlusconi, do chính sách này sẽ làm mất đi những quyền lợi hợp pháp của đội ngũ giảng viên mang quốc tịch nước ngoài.
David Petrie – giảng viên dạy môn tiếng Anh tại Trường Đại học Verona (Ý) đã tranh đấu trong gần ba mươi năm để chống lại điều mà ông gọi là sự phân biệt đối xử đối với các giảng viên người nước ngoài (còn được biết đến với tên gọi lettori) tại các trường đại học ở Ý. Mặc dù các lettori đóng vai trò quan trọng không kém so với các đồng nghiệp người Ý nhưng có một số đáng kể những giảng viên than phiền rằng mình bị rơi vào trường hợp bị từ chối không được thăng tiến, không được tăng lương và không có cả những quyền lợi cơ bản dành cho nhân viên ví dụ như tiền lương hưu.
Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đã công nhận rằng lettori là đối tượng của sự phân biệt đối xử một cách bất hợp pháp do quốc tịch của họ và yêu cầu các trường đại học phải chi trả hợp lý cho các nhân viên của mình. Nhiều trường đại học ở Ý hiện đang đối mặt với việc sửa đổi luật dành cho bộ phận nhân viên, nhiều điều khoản trong đó đã có từ những năm 1980. Trong đó có một số điều không thật sự rõ ràng. Thông tin về cải cách giáo dục ở Ý cho thấy sẽ sớm có những động thái mới. Trước hết là bất cứ những điều khoản luật về lao động nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục hiện vẫn chưa giải quyết sẽ bị hủy bỏ.
Trong Hội nghị thảo luận của Quốc hội châu Âu, ông Petrie đã yêu cầu các thành viên của Quốc hội châu Âu (MEP) xem xét liệu Điều khoản 26 có mâu thuẫn và đi ngược lại với luật của Liên minh châu Âu về vấn đề phân biệt đối xử và đòi hỏi có sự can thiệp kịp thời nếu cần thiết.
“Trong khoảng 20 năm qua, các nhà quản trị của những trường đại học trên toàn nước Ý đã tiêu tốn nhiều triệu Euro cho việc soạn thảo những điều luật này hơn là chi trả cho các giảng viên người nước ngoài mức lương bằng với lương của người Ý bản xứ. Giải pháp của Chính phủ Berlusconi là “xóa bỏ” các luật về lettori, bởi vì nó hoàn toàn giống với Điều khoản 26, tuy nhiên nó cũng xóa bỏ cả những vụ kiện cáo đang trong quá trình xử lý. Do đó, sự ban hành các luật này đã đi ngược lại phán quyết của ECJ, của Hiệp ước Liên minh châu Âu và hoàn toàn lấy đi quyền công dân của chúng ta” – ông David Petrie phát biểu với hội đồng.
Ông Petrie giữ ghế chủ tịch của Hiệp hội Giảng viên người nước ngoài (ALLSI), được sự ủng hộ của nhiều học viện, các luật sư và MEP – nhiều người trong số họ đã tham gia viết kiến nghị gửi lên Hội đồng châu Âu.
Struan Stevenson, một thành viên của Quốc hội châu Âu cho rằng luật này rõ ràng thể hiện sự phân biệt đối xử đối với lực lượng lao động nước ngoài ở Ý. Trong một cuộc phỏng vấn, giáo sư Lorenzo Picotti, một chuyên gia về Luật Hình sự của Trường Đại học Verona đã nêu lên ý kiến: “Việc hủy bỏ các vụ kiện cáo hoặc các đòi hỏi kèm theo đã không dự đoán trước được. Điều này dường như mang tính độc đoán và không rõ ràng”.
Toàn bộ chính sách cải cách giáo dục (chính sách này còn được gọi là Chính sách cải cách Gelmini – theo tên bà Mariastella Gelmini giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Ý) đã được ký duyệt bởi Tổng thống đương nhiệm Giorgio Napolitano. Tuy nhiên bên cạnh động thái này, ông đã yêu cầu Chính phủ xem xét lại Điều khoản 26.
(theo telegraph.co.uk)
Ngọc Trúc
Bình luận (0)