Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Y học cổ truyền ngày càng được chuộng

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là khng đnh ca PGS.TS Phm Vũ Khánh – Cc trưng Cc Qun lý y dưc c truyn, B Y tế – ti Hi tho “Tham vn mt s vn đ trng tâm trong D án Lut Y dưc c truyn” đưc t chc ti TP.HCM mi đây.

Theo ông Khánh, y học cổ truyền (YHCT) là lĩnh vực điều trị đã có từ lâu tại Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Cho đến nay, dù y học hiện đại đã phát triển với nhiều phương pháp, thiết bị tiên tiến, song YHCT vẫn giữ được vai trò của mình và càng phát triển do nhu cầu của người bệnh luôn tăng cao.

Cụ thể, các cơ sở YHCT trải rộng khắp trên cả nước từ Trung ương xuống địa phương, bao gồm cả công lập và tư nhân. Đối với YHCT tư nhân, năm 2015 cả nước có hơn 10.000 phòng chẩn trị và trung tâm đông y của các cấp hội và hội viên, 7 bệnh viện (BV); đối với y tế công lập, năm 2016 trên cả nước có 63 BV YHCT; 92,7% BV đa khoa, chuyên khoa thành lập khoa/tổ YHCT; 84,8% trạm y tế tổ chức khám chữa bệnh (KCB) bằng YHCT.

Không chỉ cơ sở YHCT rộng khắp mà Việt Nam còn được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu và là quốc gia sở hữu được nhiều dược liệu quý hiếm, đặc dụng. Tuy nhiên, việc khai thác và nuôi trồng trong nước chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Những năm gần đây nước ta sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80-85% có nguồn gốc nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc).

Tại hội nghị, đại diện Hội Lương y tỉnh Long An cho hay, dù nhu cầu người bệnh được điều trị YHCT rất lớn nhưng đầu tư nguồn nhân lực cho công tác này vẫn còn hạn hẹp, có nơi không có kinh phí để xây dựng vườn thuốc mẫu, phòng đông y bố trí tạm bợ trong phòng hậu sản, không được trang bị đầy đủ trang thiết bị, không có cơ chế chính sách cho lương y làm công tác KCB tại trạm y tế. Bên cạnh đó là thực trạng thiếu nhân lực, nơi nào có y sĩ YHCT chỉ có châm cứu, không sử dụng để KCB cho người dân nên công tác KCB bằng YHCT chưa hiệu quả. Ngoài ra, BHYT chưa thanh toán chi phí cho thuốc nam…

Ngoài các khó khăn trên, theo đại diện Khoa YHCT ĐH Y Hà Nội thì hiện nay công tác đào tạo bác sĩ, nguồn nhân lực YHCT chưa được chú trọng. Cụ thể, theo báo cáo kết quả công tác y, dược cổ truyền 2011-2015 của Bộ Y tế, năm 2015 đào tạo bác sĩ YHCT chiếm 15,1% trong số lượng bác sĩ được đào tạo.

“Cần thiết phải đào tạo sau ĐH chuyên khoa YHCT cho các bác sĩ YHCT, đảm bảo hành lang pháp lý cho các y, bác sĩ YHCT hành nghề. Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế tạo cơ hội để sinh viên tốt nghiệp y đa khoa có thể học thêm chứng chỉ để lấy văn bằng hai về YHCT và ngược lại. Mở các mã ngành đào tạo và khung chương trình đào tạo sau ĐH tín chỉ theo 2 hướng nghiên cứu và thực hành; kết hợp với các chuyên ngành y học hiện đại đào tạo các chứng chỉ, chuyên khoa định hướng cho bác sĩ YHCT về các lĩnh vực: Nội, Ngoại, Phụ, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng, Phục hồi chức năng…”, đại diện Khoa YHCT ĐH Y Hà Nội nói.

Nhã Nam

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)