Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ý nghĩa với đề thi “trải nghiệm”

Tạp Chí Giáo Dục

ng nghip, bàn v sng có trách nhim, tiết kim năng lưng, các câu chuyn thc tế… là nhng đ thi đy mi m mà nhiu hc sinh TP.HCM đã đưc “tri nghim” trong k thi hc k I năm hc 2019-2020. Vi cách làm này, đ thi không ch mang tính kim tra, đánh giá kiến thc mà xa hơn còn là cách đ hc sinh t nhìn li, soi ri li mình đ sng có trách nhim, ý nghĩa.

Đ thi ng văn khi 12 Trưng THPT Ging Ông T

“Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để làm được nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào nhất. Mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận… Cha mẹ ta phần đông đều làm công việc rất đỗi bình thường… Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?… Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường” (Trích: Nếu biết trăm năm là hữu hạn –  Phạm Lữ Ân). Đây là đoạn văn được đề cập đến trong đề thi ngữ văn 12 Trường THPT Giồng Ông Tố, với yêu cầu đặt ra cho học sinh trong bài nghị luận xã hội “viết một đoạn văn về định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai”. Khá thích thú với đề thi này, Hoàng Tôn Bảo Trâm (lớp 12N, Trường THPT Giồng Ông Tố) chia sẻ, câu hỏi trong đề thi rất thiết thực, dù mới nhưng lại rất gần. Khi làm bài không phải chỉ là làm văn mà mỗi người còn trả lời câu hỏi về tương lai của chính bản thân mình.

Lựa chọn định hướng nghề nghiệp đưa vào đề văn khối 12, thầy Phương Thanh Vũ (Tổ trưởng Tổ ngữ văn, Trường THPT Giồng Ông Tố) cho hay, đề cập này không những vừa đảm bảo về văn nghị luận mà còn gắn sát với nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của học sinh khối 12. “Câu hỏi buộc các em, dù muốn hay không cũng phải suy nghĩ, trăn trở về nghề nghiệp của bản thân. Ở thời điểm này, nhiều học sinh khối 12 vẫn còn rất mơ hồ trong hình dung về nghề nghiệp tương lai của mình. Qua đề thi giáo viên cũng muốn nhắn nhủ đến các em khi chọn nghề không chạy theo các ngành nghề hot, không phân biệt nghề cao sang, thấp hèn mà cần phải có cái nhìn đúng đắn về vai trò của mỗi ngành nghề trong xã hội”, thầy Vũ chia sẻ. Qua cách thể hiện quan điểm nghề nghiệp của học sinh, thầy Vũ cho rằng giáo viên, nhà trường sẽ có cách tiếp cận sâu hơn với từng đối tượng học sinh để định hướng cho các em những ngành nghề phù hợp.

Đề thi ngữ văn khối 12, Trường THPT Trưng Vương cũng đề cập đến vấn đề… định hướng học sinh sống có trách nhiệm. Cô Lê Tường Quyên (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương) cho biết, cách ra đề thi dù không mới, không gây “sốc” hay theo các xu hướng “hot” trong giới trẻ nhưng giúp học sinh khối 12 – những “công dân trẻ” trước khi bước vào đời biết suy nghĩ để sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn. “Đặt trước một kỳ thi quan trọng thi THPT quốc gia sắp tới, đề thi còn mang ý nghĩa giúp các em nhìn lại bản thân mình, cố gắng học tập, rèn luyện tốt, thể hiện trách nhiệm của một người trẻ trước gia đình, nhà trường và xã hội”, cô Quyên bày tỏ.

Học sinh khối 11, Trường THPT Tenlơman lại khá thích thú với đề thi học kỳ môn vật lý. Theo đó, đề thi không chỉ đề cập đến những ứng dụng của chất bán dẫn trong các thiết bị điện tử, vấn đề tiết kiệm năng lượng mà còn đưa các kiến thức “mới lạ” về các nguồn điện trong tự nhiên, như: lươn điện và cá đuối. Bằng cách tiếp cận này, thầy Huỳnh Kiều Viết Lãm (Tổ trưởng Tổ lý, Trường THPT Tenlơman) cho rằng ngoài việc kiểm tra kiến thức môn học của học sinh, đề thi còn nhắc nhở học sinh biết sử dụng tiết kiệm năng lượng, hướng tiết kiệm điện trong gia đình. Nhất là khuyến khích các em không ngừng khám phá thế giới xung quanh…

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)