Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Yêu cầu của các kỳ thi theo chương trình 2018

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay c ta trong phm vi nhà trưng ph thông, có my k thi ln hàng năm, đó là: thi tt nghip THPT, thi hc sinh gii lp 12 toàn quc, thi vào lp 10 THPT ca các tnh/thành…


Theo tác gi, k thi vào lp 10 THPT ca các đa phương cn có mt s ch đo chung ca B GD-ĐT v đnh hưng, đnh dng và cu trúc đ như cách làm đi vi k thi tt nghip THPT (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Mỗi kỳ thi có mục tiêu, yêu cầu và vai trò khác nhau nhưng với học sinh đều quan trọng, nhất là 2 kỳ thi: tốt nghiệp THPT và vào lớp 10 THPT. Nhiều nơi thi vào lớp 10 THPT còn căng thẳng hơn vào ĐH. Lẽ thường đã có thi là có chuyện phải ra đề, đáp án và chấm thi. Với môn ngữ văn, các kỳ thi chủ yếu sử dụng hình thức tự luận. Theo thông báo của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025 theo chương trình mới, môn ngữ văn vẫn là hình thức tự luận. Cũng theo thông báo thì sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ công bố định dạng và cấu trúc đề thi tốt nghiệp từ 2025, sau 8 năm thực hiện thi ba chung. Việc công bố định dạng và cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT trước một năm cho học sinh, giáo viên và cả xã hội biết yêu cầu và định hướng thi là rất đúng đắn, thể hiện sự minh bạch, công khai, không đánh đố, không đưa học sinh và giáo viên vào thế bị động. Đương nhiên nội dung và hình thức đề thi cụ thể thì không thể biết, cần phải bảo mật nghiêm ngặt. Để làm tốt kỳ thi ấy, học sinh chỉ có thể học, rèn luyện theo định hướng mà Bộ GD-ĐT sẽ nêu lên. Định hướng của Bộ GD-ĐT chắc chắn phải dựa vào một trong những cơ sở quan trọng và quyết định là yêu cầu đánh giá của chương trình ngữ văn 2018. Theo yêu cầu của chương trình, việc dạy học ngữ văn mới cần tập trung đánh giá năng lực đọc, viết và nói, nghe, nhưng kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ đánh giá năng lực đọc hiểu và viết. Đối tượng và yêu cầu đọc hiểu những gì; viết những kiểu văn bản nào?… thì chương trình đã quy định rất rõ. Như thế dạy và học chủ yếu là rèn luyện cho học sinh biết cách đọc theo thể loại và kiểu văn bản bằng cách trả lời một số câu hỏi đọc hiểu. Học sinh phải biết cách làm ra một kiểu văn bản thông dụng, với lớp 12 chủ yếu là bài văn nghị luận. Bài văn ấy phải thể hiện được suy nghĩ riêng của cá nhân và diễn đạt bằng lời văn của chính người viết; không thể chép lại văn mẫu đã học thuộc. Học sinh phải làm ra bài văn của chính mình…

Theo tôi, việc công bố định hướng thi tốt nghiệp như trên là rất cần thiết, không chỉ với giáo viên, học sinh và xã hội, mà còn thể hiện sự chỉ đạo thống nhất của Bộ GD-ĐT về chuyên môn; quản lý kết quả và chất lượng dạy học ở nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, từ vấn đề trên, có thể thấy những việc cần làm, nên làm tiếp theo của Bộ GD-ĐT. Đó là cần có chỉ đạo, quản lý về chuyên môn với các kỳ thi khác. Vừa qua, việc phân cấp quản lý của các địa phương trong kiểm tra, đánh giá, thi cử… là đúng. Bộ GD-ĐT không nên ôm tất cả các kỳ thi, nhưng không có nghĩa là Bộ GD-ĐT buông thả quản lý Nhà nước về chuyên môn và chất lượng dạy học. Những kỳ thi từ học sinh giỏi các khối lớp đến thi vào lớp 10 THPT của các địa phương cần phân cấp, nhưng về chuyên môn không thể mỗi địa phương ra đề mỗi kiểu và yêu cầu rất khác nhau, bất chấp chuẩn chương trình, thậm chí không liên quan gì đến chương trình, người ra đề thích gì ra nấy; nhân danh ra đề cho học sinh giỏi và đề mở để thả sức bay bổng, thoát ly đến xa xôi mù mịt. Thực tế đã có những đề thi lạ đến mức khó hiểu kiểu đánh đố học sinh, để lại dư âm, dư luận không tốt. Chúng tôi cho rằng, đối tượng kỳ thi nào thì vẫn đều là học sinh phổ thông nên đề thi cần tuân thủ yêu cầu của chương trình phổ thông. Học sinh giỏi chỉ khác là cần phải đáp ứng các yêu cầu của chương trình cao hơn học sinh bình thường. Thi vào lớp 10 THPT của các địa phương cũng vậy, cần có một sự chỉ đạo chung của Bộ GD-ĐT về định hướng, định dạng và cấu trúc đề xuất phát từ yêu cầu đánh giá của chương trình ngữ văn 2018 như cách làm đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Như vậy mới có chuẩn thống nhất chứ không thể mỗi nơi một kiểu.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Bình luận (0)