Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Yêu hay áp đặt con?

Tạp Chí Giáo Dục

Đôi khi chính s mong đi, ch che, bo bc quá mc ca các bc cha m li chính là bc tưng cn ngăn s t do phát trin, s tri nghim ca con cái. Điu này cũng vô tình làm cho các đng sinh thành tr nên áp đt, mong mun con làm theo ý mình…


Con cái cn đưc lng nghe, thu hiu, trò chuyn vi cha m

Nhận định trên được nêu ra tại chuỗi tọa đàm “Hiểu, yêu và đồng hành cùng con” mùa 2 do Trường ĐH Hoa Sen tổ chức với chủ đề đầu tiên “Yêu con hay áp đặt con?”. Chuỗi tọa đàm cung cấp thông tin giúp cha mẹ và con cái nhận diện được “khoảng cách thế hệ” cũng như cách để hóa giải những bất hòa, rút ngắn được khoảng cách đó.

Tr ngi t “khong cách thế h

Tại chương trình, em Lê Hoàng Mi (cựu sinh viên ngành tâm lý học, Trường ĐH Hoa Sen) chia sẻ về câu chuyện chọn nghề của chính bản thân mình. Mi cho hay, không phải bạn trẻ nào ngay từ đầu cũng nhận được sự đồng thuận của cha mẹ đối với việc chọn nghề. Thời điểm em đặt bút lựa chọn con đường vào ĐH, chính cha mẹ đã không hoàn toàn tán thành việc em chọn theo ngành tâm lý học mà một trong các nguyên do là vì cha mẹ còn hiểu mơ hồ về ngành nghề này cũng như cơ hội việc làm trong tương lai… Phải mất một thời gian để em và cả gia đình tìm được tiếng nói chung, rồi cùng nhau đi đến quyết định thống nhất. Qua đây, Mi nhận ra rằng, khoảng cách thế hệ là có thật và để xua tan đi khoảng cách đó, con cái cần được lắng nghe bởi cha mẹ. Vì đây chính là nền tảng quan trọng để thấu hiểu, kết nối giữa con cái với các bậc sinh thành.


Ph huynh cn đ con đưc làm điu con mun cùng vi s tham gia đng hành thông minh, hp lý

Trong khi đó, TS. Nguyễn Hoài Nam (Phó Trưởng khoa Khoa học xã hội – Luật, Trường ĐH Hoa Sen) đề cập một câu chuyện ngược lại, cũng chính là câu chuyện của bản thân ông. Cụ thể, trong một lần ông sơ ý bị vấp và ngã thì người con chỉ ngoái nhìn sau đó vẫn thản nhiên xem ti vi mà không có bất kỳ một phản ứng hay sự hỏi han nào. Trong lĩnh vực nghề nghiệp, qua tiếp xúc, ông cũng cảm nhận rằng một bộ phận bạn trẻ gen Z khá thờ ơ với các tình huống, mối quan hệ của cuộc sống. TS. Nam cho biết, ông đã dành nhiều thời gian để cùng xây dựng, kết nối, “kích hoạt” lại tình cảm, cảm xúc, sự quan tâm trong con cái…; từ đó, “bảo dưỡng” tình cảm gia đình.

Bo bc, mong đi quá mc khiến cha m áp đt con

Phân tích cặn kẽ thêm về vấn đề “khoảng cách thế hệ”, ThS. Doãn Thị Ngọc (giảng viên Khoa Khoa học xã hội – Luật, Trường ĐH Hoa Sen) cho rằng, cha mẹ vốn luôn yêu thương và dành những điều tốt đẹp cho con cái. Gia đình là nền tảng giúp con cái phát triển rực rỡ; cha mẹ cũng chính là những người thầy đầu tiên của con. “Gia đình là nơi chúng ta hình thành nhân cách lớn; hình thành các giá trị, niềm tin để sống. Đây cũng là nơi con cái học hỏi và được xã hội hóa từ từ về những vai trò, chuẩn mực giới, chuẩn mực xã hội… để từ đó có thể đảm nhận những vai trò khác nhau trong cuộc sống, biết cách hành xử phù hợp. Gia đình cung cấp nền tảng hành vi và thái độ của con người đối với cuộc sống. Con người sống trong kiểu dạng gia đình nào sẽ được định hình phát triển theo nếp sống của gia đình đó” – ThS. Ngọc nhấn mạnh.

Để xóa đi “khoảng cách thế hệ”, ThS. Ngọc chỉ ra rằng, giữa thế hệ này với thế hệ kia trong gia đình thường có sự khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt giúp phát triển, tăng trưởng chứ không loại trừ nhau. Ông bà cha mẹ, thuộc thế hệ đi trước, được sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh khác với thế hệ hiện tại. Tất cả những sự kiện vui, biến cố buồn trong cuộc sống của thế hệ ông bà, cha mẹ ở cấp độ cá nhân hay cấp độ gia đình, cấp độ cộng đồng… đều tác động đến giá trị, niềm tin, hành vi, nhận thức của họ; đều ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến thế hệ này.

Theo ThS. Doãn Th Ngc, cha m vn luôn yêu thương và dành nhng điu tt đp cho con cái. Gia đình là nn tng giúp con cái phát trin rc r; cha m cũng chính là nhng ngưi thy đu tiên ca con. Gia đình là nơi chúng ta hình thành nhân cách ln; hình thành các giá tr, nim tin đ sng. Đây cũng là nơi con cái hc hi và đưc xã hi hóa t t v nhng vai trò, chun mc gii, chun mc xã hi… đ t đó có th đm nhn nhng vai trò khác nhau trong cuc sng, biết cách hành x phù hp.

“Ở thế hệ trước, các bậc ông bà, cha mẹ ở Việt Nam có chịu ảnh hưởng bởi cuộc sống nghèo khó, có sự lo lắng về cơm áo gạo tiền, làm lụng không ngừng nghỉ với mong muốn con cháu của mình được ấm no hạnh phúc. Tuy nhiên, đôi khi chính sự yêu thương, mong đợi, chở che, bảo bọc quá mức của các bậc phụ huynh chính là bức tường cản ngăn sự tự do phát triển, sự trải nghiệm, cảm xúc của con cái. Điều này vô tình làm cho các đấng sinh thành trở nên áp đặt con, mong muốn con làm theo ý mình, điển hình như chọn ngành học theo nguyện vọng của cha mẹ” – ThS. Ngọc nhận định.

Tháo gỡ vấn đề này, ThS. Ngọc cho rằng, cha mẹ nên lắng nghe, trò chuyện với con cái mặc dù thực tế, điều này cũng không hề dễ. Các bậc cha mẹ hãy để con được làm điều con muốn cùng với sự tham gia thông minh, hợp lý của mình. Chẳng hạn như cha mẹ có thể cùng con sử dụng các công cụ khám phá khả năng, tiềm năng, tính cách của con; từ đó định ra hướng đi phù hợp theo thiết kế hay theo thực tế thay vì chỉ theo ý con hay ý cha mẹ.

Thc Trân

Bình luận (0)