Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Yêu nghề hơn qua công tác Đội

Tạp Chí Giáo Dục

Ch mi đm nhn công tác Đi tròn 1 năm nhưng cô Hà Nam Khánh Giao (Phó Tng ph trách Đi Trưng THCS Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) đã xut sc vưt qua gn 320 đng nghip, tr thành th khoa Tri hun luyn Kim Đng toàn quc khu vc min Nam năm 2019.

Cô Hà Nam Khánh Giao mong rng trong thi gian ti s mang hot đng Đi đến gn vi hc sinh hơn

Tham gia Trại huấn luyện Kim Đồng, cô Giao cho hay, mỗi giáo viên phụ trách Đội phải thi tổng cộng 38 môn liên quan đến kỹ năng, công tác và nghiệp vụ Đội. Các môn thi bao gồm cả tự luận và thực hành, nhằm kiểm tra, đánh giá khả năng của người giáo viên phụ trách Đội trong vai trò dẫn dắt và kết nối học sinh. “Từ khi còn là học sinh, tôi từng làm “chị cả” của CLB Nhóm Lửa Hồng sinh hoạt tại Nhà Thiếu nhi Q.5, tổ chức phong trào kết hợp dạy kỹ năng cho các em thiếu nhi ở các khu dân cư trên địa bàn quận. Những năm là sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tôi có 3 mùa hè xanh rực lửa, sống hết mình với tuổi thanh xuân. Vì thế khi ra trường, dù chỉ mới đảm nhận vai trò giáo viên phụ trách Đội 1 năm nhưng với tôi hoạt động Đội, kết nối học sinh, thiếu nhi không phải là điều xa lạ. Có thể chính việc gắn bó cùng thiếu nhi từ sớm là lý do để tôi nhận được niềm vinh dự trên”, cô Giao chia sẻ.

Trong vai trò là Phó Tổng phụ trách Đội của một ngôi trường có truyền thống về hoạt động phong trào, cô Giao đã mạnh dạn làm mới ngày hội Sống xanh thường niên của trường. Đây cũng là hoạt động trở thành mô hình mới của trường năm 2018. Trong đó, ở hoạt động làm kế hoạch nhỏ, thay vì thu sách báo cũ của học sinh, cô đã phát động phong trào học sinh tự làm đồ handmade tận dụng từ các vật liệu phế thải, tái chế ra những vật dụng cần thiết và bán lấy tiền gây quỹ làm kế hoạch nhỏ, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, với mong muốn giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, cô kêu gọi học sinh khối 6, 7 trồng cây phủ xanh các bồn cây trống trong trường. “Hoạt động trên không chỉ tạo ra sân chơi sáng tạo mà còn làm thay đổi hẳn cảnh quan của trường khi phủ một màu xanh um lên các ô đất trống, được đông đảo phụ huynh, học sinh hưởng ứng”, cô Giao vui mừng nói.

Không chỉ đảm nhiệm vai trò Phó Tổng phụ trách Đội, cô Giao còn là giáo viên dạy tiếng Pháp khối 6, 7 của trường. Ở vai trò này, cô Giao luôn cố gắng khéo léo lồng ghép những kiến thức về giáo dục văn hóa, giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức đội viên nhỏ tuổi cho học sinh vào trong từng bài giảng của mình. Cụ thể như việc cô cho học sinh dịch những nét đẹp văn hóa Việt Nam sang tiếng Pháp; đưa các bài hát thiếu nhi, bài hát về Đội của Việt Nam và Pháp vào những tiết học ngoại khóa. Thậm chí những hình ảnh, kiến thức về Đội còn được cô Giao cụ thể hóa qua những bài học về Bác, về 5 điều Bác Hồ dạy bằng tiếng Pháp… Vì thế, những tiết học tiếng Pháp, với học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn cũng thú vị, lôi cuốn hơn.

Với cô Giao, công việc dạy tiếng Pháp và công tác Đội đều trở thành một phần cuộc sống của mình. Hai hoạt động trên đều hỗ trợ cho nhau, mặc dù công việc chính vẫn là giảng dạy tiếng Pháp. Nhưng công tác Đội giúp trang bị cho cô các kỹ năng cần thiết để kết nối và gắn bó với học sinh theo một cách rất riêng. “Công tác Đội khiến tôi thấy yêu nghề hơn. Trong thời đại mà trẻ có quá nhiều phương tiện để giải trí, và hoạt động Đội dần không còn thu hút nữa thì tôi mong rằng, ở vai trò là giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách Đội, mình sẽ đưa hoạt động Đội đến gần hơn với học sinh, kéo các em rời xa các trò chơi vô bổ”, cô Giao bày tỏ.

Bài, ảnh: Yến Đ

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)