Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Yêu thương cất lời trong “Ca dao mẹ”

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng li ca, điu múa thay li mun nói gi tình cm ca hc sinh đến ba m

Đây là chủ đề của dự án “Thay lời muốn nói” do học sinh và giáo viên Tổ ngữ văn Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) thực hiện với gần 10 tiết mục hát, múa và những bức tranh có chủ đề về mẹ. Xen kẽ các tiết mục là những tâm tình, “lời chưa nói” của học sinh thậm chí là giáo viên gửi đến ba mẹ mình. “Trong chương trình ngữ văn THCS và THPT đều đề cập đến văn tự sự, biểu cảm. Khi trải nghiệm thực hành ở loại hình này, chính học sinh đề xuất mong muốn được tổ chức một buổi gặp gỡ ba mẹ để các em chia sẻ tâm tư, tình cảm bằng những lời tự sự, và dự án “Thay lời muốn nói” ra đời”, cô Huỳnh Thị Thúy Hằng (Tổ trưởng Tổ ngữ văn của trường) giới thiệu.

Trong hơn 6 tuần phát động, “Ca dao mẹ” nhận được trên 300 bức thư mang những thông điệp về mẹ của học sinh qua các kênh: Facebook, email, hoặc gửi trực tiếp. “Nội dung thư ngắn có, dài có. Đó là lời cảm ơn, lời xin lỗi gửi đến ba mẹ, nhưng cũng có những mong muốn sâu kín của các em như mong ba mẹ bớt làm việc, dành nhiều thời gian cho con cái. Có nhiều bức thư rất đặc biệt gửi đến mẹ kế, gửi cho bà, cho người giúp việc; có bức thư từ mẹ gửi cho con, từ giáo viên, cựu học sinh gửi đến ba mẹ mình. Nhiều em viết không hay thì lại lựa chọn vẽ tranh để làm kênh chia sẻ”, cô Hằng cho biết. Từ hơn 300 lời nhắn gửi, dự án lựa chọn những chia sẻ vừa mang tính văn, vừa chứa đựng những khát khao để gửi đến ba mẹ. “Cuộc sống càng hiện đại càng tạo ra những khoảng cách lớn giữa ba mẹ và con cái. Nhiều em còn gần gũi người giúp việc hơn cả gần gũi ba mẹ. Những câu chuyện của mình, đôi khi các em chia sẻ với bạn bè nhiều hơn là chia sẻ với ba mẹ. Dự án chỉ với mong muốn tạo ra kênh để các em bày tỏ lòng mình, là cầu nối để đưa ba mẹ và con cái đến gần nhau hơn. Và cũng là lời nhắc nhở mỗi thành viên trong gia đình hãy sống chậm lại để yêu thương, quan tâm nhau nhiều hơn”, cô Hằng chia sẻ.

Theo cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng nhà trường), dự án đã vượt ra ngoài những trải nghiệm về văn học và cũng là cơ hội để học sinh trải nghiệm ở nhiều ngành nghề có liên quan đến bộ môn ngữ văn như MC, biên kịch, đạo diễn, nhà viết kịch bản, họa sĩ…

Được biết, chương trình được tổ chức tại Nhà hát Trần Hữu Trang với sự tham gia đông đảo của phụ huynh trong trường.

Tin, ảnh: Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)