Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Yếu tố nào quyết định trí thông minh?

Tạp Chí Giáo Dục

Trí tuệ con người chỉ có thể phát triển, khi môi trường cung cấp cho nó dưỡng chất cần thiết.

Với tư cách chuyên gia tâm lý lâm sàng, GS Eric Turkheimer (Đại học Virginia, thành phố Charlottesville, Mỹ) thường nghiên cứu những đối tượng lớn lên trong những điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ như mấy đứa con ông. Nhiều bệnh nhân của GS Turkheimer xuất thân từ những môi trường nghèo khổ và nhếch nhác.
"Tôi có điều kiện quan sát, cái nghèo đã dập tắt trí thông minh của những con người xấu số thế nào. Một mặt muốn nghiên cứu tác động của gien di truyền, mặt khác – tác động của môi trường, các nhà khoa học thường tiến hành những nghiên cứu đối chứng với những cặp song sinh. Tuy nhiên thực tế các cặp song sinh là con các gia đình “dưới đáy xã hội” gần như không bao giờ được chọn làm đối tượng những chương trình nghiên cứu đó đã khiến GS Turkheimer nghi ngờ về tính khoa học của chúng. Lý do: stress, sự thiếu quan tâm và đối xử tồi tệ ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến phong độ trí tuệ con người.
GS Turkheimer cùng các cộng sự của ông chính là nhóm các nhà khoa học đầu tiên đã bổ sung những thiếu sót này. Trong ba công trình, họ đã nghiên cứu trí thông minh của hàng trăm cặp song sinh Mỹ có xuất xứ từ những gia đình hạnh phúc, vật chất thừa thãi cũng như gia đình nghèo túng, đổ nát. Kết quả cho thấy: địa vị xã hội của trẻ càng cao, gien di truyền càng có ảnh hưởng lớn đến mức chênh lệch về mức độ trí thông minh. Ở những trẻ thiếu sự quan tâm của cha mẹ, thiên hướng di truyền thực chất không phát huy tác dụng cải thiện trí thông minh.
Dưỡng chất dành cho trí tuệ
– Mọi chứng cứ đều cho thấy: trong những cặp song sinh gia đình nghèo khổ, chỉ số IQ (trí thông minh) được quy định gần như độc nhất bởi địa vị kinh tế-xã hội của chúng – GS Turkheimer lý giải. Trí tuệ con người chỉ có thể phát triển, khi môi trường cung cấp cho nó dưỡng chất cần thiết. GS Ulman Lindenberger (Viên Nghiên cứu về Giáo dục mang tên Max Planck ở Beclin) cũng đi đến kết luận tương tự. – Ảnh hưởng khác biệt của những nhân tố di truyền đối với trí tuệ phụ thuộc vào thực tế: liệu môi trường có cho phép con người phát triển tiềm năng di truyền sẵn có.
Suốt thời gian dài chính các nhà khoa học nghiên cứu trí thông minh phủ nhận sự khẳng định trên. Họ đã đưa ra những trải nghiệm với những cặp song sinh lớn lên trong những gia đình nghèo thuộc tầng lớp trung lưu và gia đình khá giả thuộc tầng lớp thượng lưu và đi đến kết luận: năng lực trí tuệ của con người trước hết do vật liệu gien di truyền quyết định.
Giờ đây các chuyên gia tâm lý, sinh lý học hệ thần kinh trung ương và các chuyên gia di truyền đưa ra bức tranh khác hoàn toàn. Những năng lực, mà chúng ta đặt tên là trí tuệ không bao giờ tồn tại vĩnh cửu và chứng tỏ hết sức linh hoạt. – Điều hiển nhiên là ở mức độ đáng kể, các tác động môi trường có thể làm biến đổi trí tuệ – giáo sư Tâm lý Mỹ, Richard Nisbett (Đại học Michigan) khẳng định.
Vì thế gần đây người ta đã điều chỉnh tác động của yếu tố di truyền đối với trí thông minh xuống vị trí thấp hơn. Chỉ số 80% vai trò của gien di truyền trước đây đã bị coi là bất hợp lý. Nếu nhìn về khía cạnh những khác biệt xã hội, theo GS Nisbett, vai trò của gien di truyền có thể lên tới 50%. Phát hiện này có thể giúp các bậc cha mẹ – đối tượng đã đầu tư chọn trường tốt, ngày nghỉ đưa con đi học thêm cảm giác phấn khởi. – Chắc chắn các vị phụ huynh dạng này đã không lãng phí thời gian, tiền bạc những như lòng kiên nhẫn – GS Nisbett đánh giá.
Thời nào cũng tìm thấy sự xác nhận quan điểm cho rằng, chỗ ở, tức khái niệm lớn hơn môi trường xã hội có ảnh hưởng đến não bộ lớn hơn gien di truyền. Tương tự dưới ảnh hưởng các chất độc hại, não bộ trẻ thơ cũng khổ sở vì lý do bạo lực tâm lý, tình trạng thiếu quan tâm chăm sóc cả về tình cảm và vật chất. Trạng thái stress duy trì thường xuyên làm thay đổi chức năng của các chất dẫn xuất thần kinh, kìm hãm sự tạo ra tế bào thần kinh mới và dẫn đến tình trạng teo nhỏ vùng hải mã. Kết quả trắc nghiệm trí nhớ của học sinh trung học là con cái các gia đinh nghèo thường xuyên bị stress thấp hơn 10% so với bạn cùng lớp được quan tâm chăm sóc chu đáo.
IQ gia tăng nhờ trường học
Chỉ số IQ gia tăng sau mỗi năm học ở trường. Thời chiến tranh Thế giới II, vì quân Đức chiếm đóng, trẻ Hà Lan đã chịu hậu quả nặng nề do tuổi đến trường muộn và thất học. – Chỉ số IQ trung bình của trẻ thế hệ xấu số thấp hơn 7 điểm so với trẻ cùng tuổi sau chiến tranh có điều kiện học hành bình thường – GS Nisbett dẫn giải. Khoảng cách trong sự tiếp cận giáo dục đặc biệt lớn đã và đang ngự trị tại Mỹ. Trong kỷ nguyên nô lệ xã hội Mỹ từng không cho phép dân gia đen đến trường và từ chối họ khả năng tiếp cận sách vở. Sau quyết định chính thức xóa bỏ chế độ nô lệ (1865) hệ thống giáo dự phân biệt sắc tộc vẫn được duy trì. Suốt thời gian dài trẻ da đen buộc phải theo học những trường cách ly, với trang thiết bị tồi tàn. Vật nên không có gì ngạc nhiên, khi chúng bị thiếu hụt kiến thức – khi được nhận vào các trường công lập, nơi trước đó chỉ dành riêng cho trẻ da trắng.
Trước đây trí thức da trắng Mỹ vẫn coi sự chênh lệch kết quả học tập giữa trẻ da trắng và trẻ da mầu như bằng chứng tất yếu của sự khác biệt di truyền. Tại sao tỷ lệ học sinh cá biệt lại cao như vậy trong trẻ da mầu? – GS Tâm lý Arthur Jensen (Đại học California ở Berkeley) từng đặt câu hỏi, thời những năm 60, thế kỷ trước. Vậy thì ai có thể nghi ngờ, khi khẳng định rằng, những thiếu hụt trí tuệ của người da đen được quy định bởi đặc biểm sắc tộc? Trong khi đã khá lâu, chính tại nước Đức, thí nghiệm tự nhiên đã chứng minh: mầu da không có mối liên quan gì đến trí thông minh. Chuyện xảy ra tại nước vùng lãnh thổ Tây Đức sau Chiến tranh Thế giới II. Một số lính Mỹ da đen có con với phụ nữ Đức, khi ấy chúng bị mang danh “con cái chế độ đô hộ”. Tuy nhiên – không giống ở Mỹ – xuất xứ sắc tộc không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của trẻ.
Rèn luyện làm nên thiên tài
Năm 1961, GS Klaus Eyferth (Viện nghiên cứu Tâm lý học Đức) đã phát hiện ra hiện tượng lý thú trong công trình nghiên cứu so sánh trí thông minh của trẻ thuộc các sắc tộc khác nhau. Nhà khoa học đã tiến hành trắc nghiệm trí thông minh với 264 trẻ lứa tuổi nhi đồng và trẻ vị thành niên (181 da mầu và 83 da trắng). Trẻ là con bố da trắng đạt kết quả trung bình 97 điểm, trong khi trẻ thuộc nhóm đối chứng – 96,5 điểm. Kết quả chứng tỏ: không hề tồn tại cái gọi là “tính đặc thù phát triển” được quy định bởi nguồn gốc sắc tộc. Cùng với thời gian, các nghiên cứu di truyền hiện đại đã chứng minh, tuyệt đối không có yếu tố sinh học quyết định trí thông minh tập hợp từ một hay một vài “gien thông minh”. Dường như chắc chắn sự bùng nổ của hàng trăm, nếu không nói hàng ngàn gien di truyền mới thực sự đóng vai trò quyết định năng lực trí tuệ của đối tượng.
Vậy nên con người có thể tác động đến việc tận dụng thế nào tiềm năng di truyền, nhất là trong trường hợp sử dụng yếu tố kích thích tích cực. Với thí dụ các nghệ sĩ violon ở Beclin, nhà nghiên cứu Anders Ericsson đã chỉ ra tính chính xác của quan điểm cho rằng, không ai sinh ra đã là thiên tài. Không trường hợp nào chưa có 10 ngàn giờ luyện tập trở thành nghệ sĩ. Trái lại gần như tất cả nghệ sĩ trước 20 tuổi đã có trên 10 ngàn giờ khổ luyện đều được trao cây vĩ cầm thứ nhất trong dàn nhạc giao hưởng. Quy luật này không chỉ đúng với các tài năng âm nhạc, mà cả trong nhiều lĩnh vực khác như cờ vua và toán học.
Không ai nghi ngờ về vai trò của điều kiện kinh tế đối với năng lực phát triển trí tuệ. Theo các nghiên cứu của Mỹ, trẻ ba tuổi con cái những gia đình khá giả có cơ hội nghe khoảng 30 triệu từ, trong khi trẻ cùng lứa thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn chỉ nghe được khoảng 20 triệu từ. Vì lý do này vốn từ ngữ sử dụng tích cực thường nhật của chúng cũng khác nhau. Trong khi trẻ con nhà trung lưu sử dụng trên 1.100 từ, trẻ các gia đình nghèo – chỉ có 525. Cả hai thí dụ đều khẳng định một đặc điểm: năng lực trí tuệ con người là tấm gương phản chiếu xuất thân môi trường xã hội.
– Chỉ số IQ thấp của trẻ dưới đáy xã hội có thể cải thiện, nếu xã hội đảm bảo những yếu tố kích thích trí tuệ thích hợp – GS Nisbett khẳng định. Với thí dụ trẻ xuất thân từ những gia đình đặc biệt nghèo túng và cha mẹ không có văn hóa, hai nhà khoa học Mỹ – GS Sharon Landesman Ramey và GS Craig Ramey (chuyên giam Tâm lý, Đại học Georgetown ở Washington) đã cho thấy, có thể thực hiện điều đó bằng cách nào. Được tham gia chương trình thực nghiệm, mỗi ngày trẻ có sáu giờ được chăm sóc chu đáo tại nhà trẻ đặc biệt, nơi trung bình mỗi cô bảo mẫu nuôi dạy ba cháu. Sau ba năm nghiên cứu so sánh được thực hiện. Kết quả: chỉ số IQ trung bình của những bé trai, bé gái này cao hơn 13 điểm so với đồng lứa không được chăm sóc theo cùng chế độ.
Nguyễn Hanh
Tri Thức Trẻ

Bình luận (0)