Thứ năm, 28/3/2024, 10h39

Cải cách thủ tục hành chính: Nhân sự và cơ sở vật chất đang là điểm nghẽn

Nâng cao công tác phc v ngưi dân, doanh nghip trong gii quyết th tc hành chính (TTHC) là mt trong các mng ca công tác ci cách hành chính (CCHC) đưc các qun huyn, TP.Th Đc trên đa bàn TP.HCM chú trng trin khai thc hin. Tuy nhiên, bên cnh nhng cách làm hay, sáng to, hiu qu thì công tác CCHC vn còn nhng hn chế, khó khăn, nht là v nhân s và cơ s vt cht, máy móc…


Trung tâm Hành chính công TP.Th Đc đang thiếu biên chế

Ngưi dân đang đưc hưng li

Chiều 20-3, vừa bước vào Trung tâm Hành chính công TP.Thủ Đức làm giấy đăng ký kết hôn, anh Phú Cường (P.Bình Chiểu) được hướng dẫn đến Kiosk lấy số thứ tự và vào bàn hướng dẫn hồ sơ. Do đăng ký kết hôn với người nước ngoài, hồ sơ của anh Cường phải chứng thực khá nhiều loại giấy tờ, mất nhiều thời gian và nhiều lần đi lại.

“Tôi không cảm thấy phiền hà. Từ hướng dẫn viên đến bộ phận giải quyết TTHC đều chu đáo, trách nhiệm, linh hoạt xử lý tình huống, tạo điều kiện tốt nhất khi tôi đến liên hệ công việc”, anh Cường cho biết.

Trung tâm Hành chính công TP.Thủ Đức được phân cấp, ủy quyền thực hiện tiếp nhận, thụ lý, giải quyết 6 lĩnh vực, 25 TTHC lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, đường bộ, quy hoạch xây dựng, môi trường, lưu thông hàng hóa trong nước, công tác CCHC, thực hiện kiểm soát TTHC… Việc tạo điều kiện cho các hướng dẫn viên tình nguyện hướng dẫn TTHC công góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp nhanh hơn, tốt hơn.

“Tham gia đội hình tình nguyện, chúng tôi hướng dẫn người dân, doanh nghiệp lấy số thứ tự, hướng dẫn vào ghế ngồi chờ, bàn viết, khu vực tra cứu thông tin, bàn tư vấn… Việc này giúp người dân biết thêm thông tin về các loại giấy tờ, được giải đáp thắc mắc; đồng thời cũng giúp chúng tôi được trải nghiệm thực tiễn trong công tác hành chính”, bạn Hoàng Hiền Nhi - sinh viên Học viện Cán bộ TP.HCM - chia sẻ.

Tại UBND phường 10, quận Phú Nhuận, mỗi ngày có hàng chục lượt người dân, doanh nghiệp đến làm giấy tờ. Sáng 20-3, sau khi chờ khoảng 30 phút, chị Lê Nguyễn Ngọc Ngân (khu phố 13, phường 10) nhận được giấy chứng nhận độc thân để bổ sung vào giấy tờ mua bán nhà đất. Để nhận được giấy tờ, chị Ngân mất 3 ngày nộp hồ sơ, hoàn tất các thủ tục.

Chị Ngân cho biết: “Do hộ khẩu trục trặc nên thời gian giải quyết giấy tờ lâu hơn bình thường. Tuy nhiên, giấy tờ được giải quyết rất đúng hẹn. Bộ phận công chức làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, đồng hành giải đáp bất cứ thắc mắc nào của tôi. Ngoài ra các bạn còn hướng dẫn đăng ký trên VNeID, giải quyết các phát sinh giấy tờ cho tôi”.

Để phục vụ người dân được tốt hơn, UBND phường 10, quận Phú Nhuận đang triển khai mô hình cẩm nang hướng dẫn người dân làm hồ sơ TTHC như tư pháp hộ tịch, đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú, bảo trợ xã hội… Người dân được nhân viên, công chức hướng dẫn thực hiện tất cả các bước để nộp hồ sơ.


Công chc UBND phưng 10, qun Phú Nhun hưng dn ngưi dân thc hin các th tc hành chính

“Thực hiện công việc trên cổng dịch vụ công, giới trẻ có thể tiếp cận nhanh, dễ dàng tra cứu, điền thông tin nhưng ngược lại người lớn tuổi cần có sự hỗ trợ. Nếu cẩm nang được phát hành sẽ tiết giảm chi phí, tiện lợi cho người dân trong tra cứu, điền thông tin các loại giấy tờ”, bà Trần Thị Huê - Chủ tịch UBND phường 10 - cho biết.

Theo bà Huê, công chức, viên chức là người nắm quy trình, quy định kê khai thông tin sẽ thuận tiện trong việc hỗ trợ người dân cũng như thực thi công vụ phục vụ nhân dân. Từ đó còn nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện TTHC để kiến nghị ngược lại cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp.

“Họ là người thực thi nhiệm vụ và cũng là người quyết định công tác CCHC có thành công hay không”, bà Huê nói.

Nhân s quá mng

Bên cạnh các kết quả đạt được nói trên, công tác giải quyết TTHC phục vụ người dân, doanh nghiệp vẫn còn những hạn chế, khó khăn.

Ngay tại phường 10, quận Phú Nhuận cũng đang gặp khó khăn về trang thiết bị, đường truyền.

“Trước đây trang bị máy tính phải mua sắm tập trung, tuy nhiên hiện nay phường được chủ động trang bị nhưng cấu hình máy trang bị chỉ ở mức độ nhất định dẫn đến khó khăn trong số hóa lưu trữ phục vụ chuyển đổi số. Cấu hình máy thấp quá cũng khiến việc hướng dẫn cho người dân chậm chạp. Trong khả năng của phường, chúng tôi đã cải tạo hệ thống đường truyền nhưng chỉ ở mức độ nhất định chứ chưa đạt được như mong muốn”, bà Huê cho biết.

Tương tự, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh cũng gặp không ít khó khăn. Theo UBND xã Vĩnh Lộc A, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, hư hỏng nhiều, chưa đảm bảo điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động không chuyên trách trong điều kiện đẩy mạnh CCHC, ứng dụng công nghệ số tại địa phương đông dân cư. Ngoài khó khăn về cơ sở vật chất, chính quyền địa phương còn gặp khó khăn về nhân sự. Dân số của xã Vĩnh Lộc A rất đông, khối lượng công việc của mỗi cán bộ, công chức rất nhiều, gây tâm lý căng thẳng và tạo áp lực rất lớn trong công việc hàng ngày. Nhiều người không chịu nổi áp lực công việc đã xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác.

Mặt khác, số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách được giao tại thời điểm hiện này còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế của địa phương. Một số cán bộ cùng lúc kiêm nhiệm nhiều công việc, chức danh nên hiệu quả công tác chưa cao.

Trung tâm Hành chính công TP.Thủ Đức cũng gặp khó khăn về nhân sự. Từ ngày 1-2-2024, trung tâm được giao 30 biên chế nhưng còn khuyết 6 biên chế, trong đó số biên chế khuyết này lại rất cần để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tại trung tâm như công chức phụ trách tin học, chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến toàn trình mức độ 3, 4, theo dõi ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa tại bộ phận một cửa…

Từ thực tế đang diễn ra tại địa phương, UBND xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh kiến nghị được bổ sung thêm biên chế công chức, người lao động không chuyên trách trên cơ sở xét về điều kiện đặc thù của địa phương có mức dân số trên 150.000 nhân khẩu; Trung tâm Hành chính công TP.Thủ Đức đề xuất UBND TP.Thủ Đức quan tâm, hỗ trợ đủ số lượng biên chế giao cho trung tâm, nhất là phải có bộ phận tin học để kiểm soát TTHC, quản lý trang thiết bị máy tính, cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng mạng…

“Biên chế được giao hiện nay chưa đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng được nhu cầu thực hiện nhiệm vụ tại trung tâm, nhất là bộ phận quản trị tin học. Nhân sự, biên chế tại các phòng ban, đơn vị hiện cũng không dôi dư để điều động bổ sung đến công tác tại trung tâm”, bà Nguyễn Thị Kim Cúc - Giám đốc Trung tâm Hành chính công TP.Thủ Đức - nói.

Minh Phương